Viêm dạ dày là bệnh lý khá thường gặp hiện nay. Với áp lực trong cuộc sống, chế độ ăn không phù hợp, rất dễ dẫn đến viêm dạ dày. Viêm dạ dày thường xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng thượng vị, ợ nóng, ợ chua, ăn khó tiêu, chán ăn, sụt cân, nôn hoặc buồn nôn.
Những chế độ ăn dưới đây có thể giúp bạn phần nào kiểm soát được tình trạng viêm dạ dày.
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng giúp nhanh lành tổn thương ở dạ dày. Bên cạnh đó cũng cần uống đủ nước trong ngày, từ 2-3 lít nước mỗi ngày. Đối với bệnh nhân viêm dạ dày, chế độ ăn lành mạnh tốt hơn nhiều so với loại thực phẩm bạn sử dụng.
Rau xanh, trái cây, bột yến mạch, lua mạch, bơ đậu phộng, các loại hạt, bơ từ các loại hạt, các loại đậu (đậu lăng, đậu hà lan,.. ) là những nguồn thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày.
Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan giúp ngăn ngừa tái phát các vết loét ở dạy dày.
Chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày cần lưu ý sử dụng cà phê hoặc các chất kích thích khác ở liều lượng cho phép.
Những khuyến cáo trên thế giới đề nghị mỗi ngày chỉ sử dụng tối đa 400mg cà phê, tương đương khoảng 3 cốc cà phê mỗi ngày (mỗi cốc khoảng 250ml).
Cà phê làm tăng acid dạ dày ở những bệnh nhân viêm dạ dày, khiến cho vết loét khó lành hơn. Hiện nay, cà phê chưa được xem là nguyên nhân gây loét dạ dày, hoặc làm cho các triệu chứng bệnh nặng nề hơn.
Mức rượu được cho phép sử dụng ở nam và nữ dành cho chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày như sau (áp dụng cho cả bệnh nhân viêm dạ dày và không viêm dạ dày):
Đối với các loại bia có 5% alcohol: sử dụng không quá 3 lon/ngày ở nam và không quá 2 lon/ngày ở nữ:
Đối với rượu có khoảng 12% alcohol: không quá 400ml/ngày đối với nam và 300ml/ngày đối với nữ
Đối với các loại rượu mạnh có nồng độ cồn khoảng 40%: chỉ sử dụng 120ml/ngày đối với nam và 80ml/ngày đối với nữ.
Rượu, bia sẽ kích thích tiết acid dạ dày, khiến cho quá trình lành vết thương ở bệnh nhân viêm dạ dày kéo dài hơn.
Ăn uống khi bị viêm dạ dày cần kiêng thức ăn cay nóng do thức ăn cay nóng không phải là nguyên nhân gây ra loét, nhưng chỉ khiến triệu chứng nặng nề hơn ở một vài bệnh nhân. Nếu thức ăn cay nóng khiến bạn cảm thấy khó chịu, hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng chúng.
Bệnh nhân viêm dạ dày cần hiểu chính xác về cơ thể chính mình để có thực đơn ăn uống khi bị viêm dạ dày phù hợp. Cần tránh xa các loại thực phẩm đã từng gây kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hoặc khi sử dụng có cảm giác khó chịu.
Ngưng sử dụng thuốc lá
Thay đổi trong cách phân chia bữa ăn: ăn nhiều bữa trong ngày.
Không ăn ngay trước khi đi ngủ: bữa ăn cuối cùng trong ngày nên ăn trước khi đi ngủ 2 giờ.
Dạ dày là nơi có vai trò tiêu hóa và hấp thu 1 phần chất dinh dưỡng. Khi dạ dày bị tổn thương sẽ có một vài loại chất dinh dưỡng không thể hấp thu được mà bệnh nhân viêm dạ dày cần lưu ý:
Vi khuẩn Helicobacter pylori ( H.pylori) là nguyên nhân gây loét dạ dày hàng đầu hiện nay. Ở bệnh nhân viêm dạ dày có H.pylori, quá trình hấp thu chất sắt bị ngăn chặn, dẫ đến thiếu máu thiếu sắt. Chữa khỏi H.pylori và bổ sung thêm chất sắt thông qua chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày bằng các viên thực phẩm chức năng giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
Bệnh nhân viêm dạ dày tự miễn ảnh hưởng đến hấp thu cả sắt và vitamin B12 từ thực phẩm, có thể dẫn đến thiếu máu thiếu sắt hoặc nặng nề hơn là thiếu máu ác tính. Bác sĩ sẽ bổ sung thêm sắt, acid folic và vitamin B12 để ngăn ngừa thiếu máu ác tính trong chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày.
Viêm dạ dày là bệnh rất dễ gặp và cũng dễ điều trị nếu phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày và sinh hoạt rất quan trọng, chiếm 70-80% khả năng lành bệnh. Chế độ ăn uống khi bị viêm dạ dày cần tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các chất xơ hòa tan và hạn chế tối đa sử dụng các loại chất kích thích.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn