Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải biết

12:36 | 25/11/2020;
Đau mắt đỏ cần được vệ sinh mắt sạch sẽ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, đau mắt đỏ cũng cần có chế độ dinh dưỡng đóng vai tró quan trọng đối với hiệu quả điều trị. Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ.

Chế độ ăn uống tốt có thể giúp phòng ngừa viêm kết mạc và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Dưới đây là nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải nắm vững.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ - Những thực phẩm nên hạn chế

Theo Đông y, đau mắt đỏ thường do yếu tố phong tà từ bên ngoài xâm nhập kết hợp với nhiệt độc tích trong cơ thể bùng phát mà gây ra. Do đó khi bị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý hạn chế những loại thực phẩm sau:

- Những thực phẩm có chứa nhiều ớt, hạt tiêu. Những gia vị cay này có thể khiến người bệnh chảy nước mắt. Khi mắt đang bị viêm kết mạc thì chảy nước mắt sẽ khiến bệnh nhân càng có cảm giác khó chịu hơn.

- Những thực phẩm có tính nhiệt. Nhóm thực phẩm này có thể kể đến như: thịt chó, thịt dê. Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn chúng vì những loại thức ăn này có thể trợ hoả, ăn vào dễ sinh đàm động hỏa, hao tán khí huyết, càng làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải biết - Ảnh 1.

Người bị đau mắt đỏ nên hạn chế những thực phẩm có tính nhiệt - Ảnh Internet.

- Các loại thực phẩm như cá, trạch, tôm, cua, da lợn, đầu lợn, óc dê, đầu gà, cánh gà,… Người bị đau mắt đỏ nên kiêng những món ăn này vì chúng dễ gây động phong sinh hỏa, dẫn đến tái phát các bệnh về mắt, nếu bệnh chưa khỏi có thể khiến bệnh càng nặng thêm.

Ngoài ra, các bác sĩ cho rằng gan có ảnh hưởng đến mắt. Gan huyết điều hòa tất sẽ dưỡng mắt, gan huyết hư khiến mắt nhìn mờ, khô ráp. Vì thế, các thực phẩm gây tổn gan hao huyết đều ảnh hưởng không tốt đến mắt và người bệnh cần tránh xa chúng. Theo đó, nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ

- Hạn chế các thực phẩm có hại cho gan. Những loại thực phẩm này có thể kể đến như: rượu, bia, đồ uống có ga và các thực phẩm có chứa nhiều đường.

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhiều đường. Bánh mì, các loại đậu, nước ngọt là những thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên tránh xa vì những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể trở nên nặng hơn.

- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao. Những thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc đau mắt đỏ là do cơ thể bị dị ứng với các loại thực phẩm. Vì thế, đối với các trường hợp này khi ăn cần tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Người bệnh cũng cần lưu ý hạn chế các món ăn chế biến từ thịt bò, hải sản, cá biển,… vì những thực phẩm này có chứa hàm lượng protein lớn, khi ăn làm cơ thể tăng tiết chất histamine – một trong những chất gây mẩn đỏ, ngứa, điều đó làm mắt người bệnh dễ bị kích ứng hơn.

2. Những thực phẩm nên tăng cường vào thực đơn hàng ngày

Bệnh nhân bị đau mắt đỏ ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý:

- Bổ sung Vitamin A tự nhiên: đây là một trong những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ. Các bác sĩ cho biết, vitamin A vô cùng tốt cho mắt, tăng cường thị lực và khả năng phân biệt màu sắc. Vì thế, bệnh nhân mắc đau mắt đỏ nên tăng cường ăn các loại trái cây giàu Vitamin A như cà rốt, bí rợ, đu đủ,.. hay các loại rau đậm màu như súp lơ, cải bẹ xanh...

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ bạn cần phải biết - Ảnh 2.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ là bổ sung vitamin A từ nguồn tự nhiên - Ảnh Internet.

- Tăng cường Vitamin C: Người bị đau mắt đỏ nên bổ sung vitamin C từ thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày:. Vitamin C có tác dung chống lại quá tình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo đó, vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây mang vị chua như cam, chanh, bưởi, dâu tây và mật ong.

- Bổ sung vitamin B2 từ thực phẩm tự nhiên. Vitamin B2 là loại vitamin giúp tăng cường thị giác, khống chế các phản ứng oxy hóa không tốt cho cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2, người bệnh có thể ăn các loại trái cây có múi hay bổ sung thêm từ sữa và các chế phẩm từ sữa

- Uống đủ nước hàng ngày. Việc làm đơn giản này sẽ giúp mắt không bị khô.

Ngoài những nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đau mắt đỏ kể trên, quá trình chế biến thực phẩm cũng rất quan trọng. Luộc, hấp hoặc nấu là một trong những phương pháp giúp giữ lại nhiều hơn lượng chất dinh dưỡng có trong rau củ, tốt cho bệnh nhân đau mắc đỏ.

Thậm chí, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc kết hợp thành nước ép một số loại thực phẩm như cà rốt, cà chua, rau bina, trái cây,… Đây là cách tốt nhất giúp giữ lại phần lớn dưỡng chất. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ nên hạn chế các phương pháp sử dụng nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng… vì điều này gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình điều trị bệnh.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn