Một đứa trẻ thông minh hay không, có thể nhìn thấy thông qua nhiều dấu hiệu, chẳng hạn như: khả năng phối hợp linh hoạt của bàn tay; màu đồng tử; khả năng bắt chước mạnh mẽ; khả năng tập trung tốt; hay trí tò mò;... Theo các chuyên gia giáo dục, nuôi dạy trẻ, còn một dấu hiệu nữa tưởng như bình thường, nhưng cũng chỉ ra, con bạn có trí thông minh vượt trội. Đó là "khả năng biểu đạt cảm xúc mạnh".
Cụ thể, nếu để ý trong cuộc sống, bạn sẽ thấy một số trẻ thường ít nói, ít khóc kể cả khi đau bụng, bị ngã, hay bị người lớn trêu,... Tuy nhiên, một số trẻ lại dễ xúc động hơn. Các em cười khi thấy bố mẹ làm biểu cảm hài hước, cau mày khi không vui, làm ồn khi cảm thấy khó chịu, hoặc nhăn mặt ra dấu cho bố mẹ nếu như cảm thấy ốm, mệt mỏi,...
So với những đứa trẻ trầm tính, những đứa trẻ có thể chủ động thể hiện cảm xúc của mình có khả năng cảm nhận được những thay đổi của thế giới bên ngoài và phản ứng theo đó tốt hơn. Do đó, những đứa trẻ có khả năng nhận mạnh mẽ có thể nói là thông minh ở một khía cạnh nào đó.
Tất nhiên, trí thông minh của trẻ ngoài yếu tố di truyền thì còn chịu sự tác động rất lớn từ cách giáo dục của cha mẹ. Nếu nhận thấy con có những biểu hiện của trí thông minh cao, cha mẹ cần nhanh chóng nắm bắt, có biện pháp giáo dục để thúc đẩy sự phát triển IQ của con. Theo các chuyên gia, 3 cách đơn giản sau đây của cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện trí thông minh:
Thạc sĩ Bryan Roche, một nhà tâm lý học hành vi người Mỹ, đã chia sẻ trên tờ Psychology Today một số kiến thức hữu ích để cải thiện chức năng não ở mọi lứa tuổi. Roche cho biết: "Bạn càng trò chuyện nhiều với con mình, chúng sẽ càng thông minh hơn. Chơi các trò chơi mang tính giáo dục cũng giúp tăng cường trí thông minh của trẻ.
Bạn có thể nâng chỉ số IQ của con mình lên rất nhiều nếu chịu khó giao tiếp với chúng từ khi còn nhỏ. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, có thể lúc đầu bạn chưa thấy con mình phát triển vượt trội nhưng sau khi con bạn được 4 tuổi, điều này sẽ thể hiện rõ".
Đọc sách cho trẻ cũng giúp ích rất nhiều cho việc phát triển trí não. Roche viết: "Những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách hàng ngày thường có chỉ số IQ cao hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn biến việc đọc sách thành một quá trình tương tác.
Thay vì chỉ để trẻ nghe, bạn có thể sử dụng những giọng nói và cảm xúc khác nhau trong lúc đọc, để trẻ tương tác với nội dung câu chuyện. Bạn cũng có thể đặt thêm câu hỏi để xem con bạn có hiểu câu chuyện không, chẳng hạn như "Con đoán xem bạn ấy nghĩ thế nào?" hoặc "Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?".
Đây là một chiến thuật nghe thì có vẻ vô lý nhưng lại thật sự hiệu quả. Trong một nghiên cứu mang tính đột phá có tên "Tin rằng bạn thông minh sẽ khiến bạn thông minh hơn", các nhà tâm lý học đã dạy sinh viên rằng trí thông minh không phải là một phẩm chất cố định mà còn có thể thay đổi và tăng lên. Điều đó đã được chứng thực.
Họ phát hiện ra rằng những sinh viên nhận được thông báo này đều có kết quả học tập tốt hơn và nghiêm túc hơn trong việc học tập so với những sinh viên không nhận. Đối với các bậc cha mẹ, phát hiện này đồng thời cũng là một lộ trình hành động. Hãy nói với con bạn rằng chúng thông minh, mong chúng thông minh và đảm bảo rằng chúng biết rằng ngày mai có thể thông minh hơn hôm nay.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn