Bài viết này sẽ không đề cập đến dấu hiệu tốc độ trao đổi chất của bạn bị chậm lại do bạn thấy mình tăng cân. Bạn có thể tăng cân do nhiều lý do khác nhau, có thể do bạn ăn quá nhiều, có thể bạn không tập thể dục đủ. Nhưng liệu bạn có đang tăng cân do tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn đang bị chậm lại. Những dấu hiệu dưới đây có thể sẽ là mới với nhiều người, và nếu bạn thấy mình đang có 5 trên 6 dấu hiệu này, khả năng cao là bạn cần thay đổi một vài thứ trong thói quen hàng ngày của mình.
Một nghiên cứu được xuất bản trên Niên đại học thế giới (Chronobiology International) chỉ ra rằng những người có chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) cao hơi 30 (những người ở mức béo phì) thường có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 0.35 độ C so với người bình thường. Lượng năng lượng đáng lẽ được dùng để giữ ấm cho cơ thể sẽ tích thành mỡ và bạn sẽ tăng thêm 2 – 2.5kg mỡ mỗi năm. Nghe không nhiều, nhưng qua nhiều năm, con số này sẽ không phải là nhỏ.
Tại sao trao đổi chất kém khiến bạn bị lạnh hơn: Hormone tuyến giáp T3, loại hormone có nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất được chuyển hóa trong mỡ nâu. Mỡ nâu là loại mỡ tốt có thể sinh nhiệt giữ ấm cơ thể. Khi tốc độ trao đổi chất chậm lại, lượng mỡ trắng tích trữ sẽ nhiều hơn mỡ nâu, dẫn đến cơ thể sản sinh ít hormone T3 hơn, làm cơ thể mất nhiệt và trao đổi chất cũng kém hơn. Điều này cũng giải thích những người có vấn đề về tuyến giáp thường dễ bị lạnh và trao đổi chất kém hơn người khỏe mạnh.
Điều này liên quan gì đến quá trình trao đổi chất của cơ thể? Chúng ta thường nghĩ quá trình trao đổi chất ảnh hưởng chính đến số đo vòng 2 của chúng ta mà quên mất trao đổi chất còn là truyền năng lượng cho các tế bào, nuôi sống các tế bào.
Tóc và da của chúng ta có tốc độ lão hóa rất nhanh, có nghĩa các tế bào này được sản sinh và chết đi rất rất nhanh. Nếu tốc độ trao đổi chất của bạn thấp, có nghĩa quá trình sản sinh tế bào mới cũng bị chậm lại, các tế bào cũ chết đi mà không có tế bào mới thay thế. Nếu bạn nhận thấy da mình lúc nào cũng khô, tóc ngày càng dễ gãy và bạn lúc nào cũng thấy lạnh, đó là những dấu hiệu sớm cho thấy cơ thể bạn đang trao đổi chất kém đi.
Gì cơ? Thật vậy đó, trao đổi chất kém khiến bạn bị những cơn đau đầu kéo dài. Có một nghiên cứu được công bố trên trang Headaches nghiên cứu trên 8400 người trong vòng 20 năm chỉ ra rằng: những người bị đau đầu mãn tính có nguy cơ tăng cân mạnh và giảm quá trình trao đổi chất lên đến 41%.
Mối tương quan này không có quan hệ nhân quả tuyệt đối, nhưng ta có nghiên cứu sâu hơn. Khi nhìn trên góc nhìn của sinh lý học, ta có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể giảm bởi vì hormone tuyến giáp T3 giảm, như đã nói ở trên. Hormone T3 còn có một nhiệm vụ khác là kích thích hoạt động của tim, tăng cường hoạt động của tim.
Thiếu hormone T3 dẫn đến tốc độ máu thấp, xuất huyết cấp độ nhẹ ở các mạch máu, gây hiện tượng tích nước, tích dịch. Sự tích dịch này có thể xảy ra ở một mạch máu gần não, gây viêm, tạo áp lực và những cơn đau nhói ở đó. Một lần nữa, đau đầu và trao đổi chất kém không có quan hệ nhân quả, nhưng nếu chúng xuất hiện cùng với những dấu hiệu khác thì bạn nên có những thay đổi phù hợp trước khi bị tăng cân.
Đây là dấu hiệu mà phần lớn chúng ta đều bỏ qua. Chúng ta nghĩ chỉ vì chúng ta không ăn đủ chất xơ, nhưng táo bón còn bị ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tế bào, ở đây là các tế bào trong hệ tiêu hóa. Khi tốc độ trao đổi chất của bạn chậm lại, mọi thứ đều chậm lại, kể cả nhu động ruột.
Tuyến giáp ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ bao gồm cả tế bào ruột của bạn. Nếu nó không được kích hoạt và nó không hoạt động hiệu quả, quá trình tiêu hóa của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dấu hiệu chính sẽ táo bón, nhưng việc hấp thụ dưỡng chất kém cũng có thể xuất hiện tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sống.
Ai cùng thèm ăn mà, điều đó là bình thường. Đúng, nhưng nếu bạn thèm ăn, kèm thêm bị đau đầu, bạn luôn cảm thấy lạnh, da và tóc bạn bị khô thì bạn đang trao đổi chất kém.
Vậy trao đổi chất kém khiến chúng ta thèm ăn như thế nào? Bình thường, chúng ta thèm ăn khi cơ thể thiếu năng lượng, thiếu đường huyết, dẫn đến insulin trong máu thấp và hormone ghrelin được sinh ra. Khi trao đổi chất kém, dùng đường huyết và insulin trong máu cao, nhưng các tế bào bắt đầu kháng insulin và không nhận năng lượng, các tế bào tiếp tục sản sinh ghrelin, nói rằng cơ thể đang đói và cần ăn, phải ăn.
Ngoài ra, cơn thèm ăn sẽ hướng chúng ta ăn những món làm tăng hormone insulin lên ngay lập tức, đó là các món ngọt và nhiều đường như bánh, kẹo, trà sữa, v.v..
Bạn trao đổi chất kém, bạn tăng cân, bạn buồn. Bạn bị béo, bạn suy nghĩ tiêu cực. Bạn không thể giảm cân, bạn trầm cảm. Dễ hiểu và dễ nhận thấy đúng không. Nhưng có cách giải thích nào về mặt sinh lý cho thấy sự liên quan giữ việc trao đổi chất kém và trầm cảm không? Bạn có bị trầm cảm trước khi bắt đầu tích mỡ và tăng cân không? Câu trả lời là có!
Mọi vấn đề đều bắt đầu từ homrone leptin. Đây là loại hormone sản sinh từ các tế bào mỡ, báo rằng bạn no rồi, bạn đang có kha khá mỡ và cần đốt đi. Đây là hormone đối nghịch với ghrelin đã được nhắc đến ở trên. Khi tốc độ trao đổi chất giảm xuống, hormone leptin cũng vậy.
Homrone leptin thấp có thể khiến chúng ta bị trầm cảm. Các thụ thể leptin có ở nhiều vùng khác nhau trong não bộ, bao gồm vỏ não, hạch hạnh nhân và hồi cá ngựa, vùng não điều khiển cảm xúc và tâm trạng của bạn. Nếu chúng không được kích hoạt bởi leptin, chúng sẽ không điều chỉnh cảm xúc đúng cách. Bạn cảm thấy lo lắng, bạn thấy stress, bạn bị trầm cảm.
Nếu nói như vậy, những người bị béo phì có rất nhiều mỡ thì họ phải luôn cảm thấy vui vẻ chứ? Không đơn giản như vậy. Nhiều leptin, đúng, nhưng não bộ của họ khi đó đã bị kháng leptin và các thụ thể leptin không nhận được tín hiệu dùng có rất nhiều.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn