Từ xa xưa, y học dân gian đã biết bắt bệnh qua màu sắc móng tay. Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt trên móng có màu trắng, bề mặt móng trơn, không có màu sắc khác lạ hay sần sùi. Móng tay là bộ phận cơ thể dễ quan sát nhất, do vậy bạn có thể để ý sự thay đổi của móng tay để biết sức khỏe của mình có đang tốt hay không.
Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra sức khỏe qua màu sắc móng tay.
Móng tay có vệt đen như thế này có thể là dấu hiệu ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố là một dạng ung thư nguy hiểm nhất củaung thư da. Ung thư da ngoài những biểu hiện trên da, nốt ruồi thì quan sát màu sắc móng tay cũng rất dễ thấy những thay đổi bất thường. Nếu trên móng tay bạn đột ngột xuất hiện vạch đen dài bất thường trên bất kỳ ngón tay nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
Ngoài ra, nếu vết thương của bạn lâu lành thì cũng hãy đề phòng với nguy cơ ung thư.
Nguyên nhân có thể: Thiếu kẽm
Đây là hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều đối tượng. Móng tay có sọc trắng chứng tỏ cơ thể đang thiếu kẽm hoặc protein. Việc thiếu chất khiến móng tay không đủ dưỡng chất, gây biến dạng, sần sùi. Ngoài ra, móng tay có sọc trắng cũng đang cảnh báo chức năng gan thận suy yếu
Nếu cơ thể thiếu chất khiến móng tay có sọc trắng như trên, cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm và protein như thịt bò, thịt lợn hoặc trong các loại hải sản như tôm, cua hàu…
Thông thường, móng tay có sọc dọc thường không do bệnh lý mà chủ yếu do tuổi tác hoặc móng tay bị khô do tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa. Sọc dọc trên móng tay không kèm theo màu sắc bất thường thì không có gì lo ngại. Những người bước sang độ tuổi lão hóa cần bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin và luyện tập thể dục đều đặn.
Người bị thiếu sắt hay thiếu máu thường bị lõm móng tay, đặc biệt là ngón cái thường mỏng hoặc dẹt, lõm xuống thay vì nhô lên như bình thường. Thiếu sắt, thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức đề kháng. Đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường dễ bị thiếu máu, do vậy cần bổ sung sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày như thịt bò, cá, trứng, ngũ cốc hoặc uống thuốc bổ sung sắt.
Thiếu hụt biotin (vitamin B7) thường thể hiện ở da, tóc và móng tay. Thiếu biotin khiến móng tay móng chân dễ gãy, tóc khô xơ gãy rụng. Móng tay dễ gãy cũng là dấu hiệu cơ thể thiếu canxi. 2 loại vitamin này có thể bổ sung bằng đường ăn uống hoặc qua thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân có thể: Các bệnh về gan
Hãy xòe bàn tay để kiểm tra các hình bán nguyệt trên móng tay có nhiều hay ít.. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt trên móng của ngón tay cái.
Một hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gan.
Những người thường xuyên uống rượu hay thức đêm, nên kiểm tra chức năng gan và thay đổi lối sống tích cực. Gan là cơ quan quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người, do vậy cần hết sức bảo vệ bộ phận này.
Bệnh vẩy nến thường khiến móng tay bị bong tróc. Hiện tượng này cũng có thể do tiếp xúc với nhiều hóa chất như nước rửa bát hoặc sơn móng tay.
Nếu là do bệnh Vẩy nến, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây là bệnh ngoài da có thể tự hết. Bệnh vảy nến móng tay, móng chân không phải là dạng bệnh chính thức của bệnh vẩy nến mà là một biểu hiện của bệnh vảy nến. Quá trình điều trị có thể rất tốn thời gian vì cần đánh giá tác động của phương pháp điều trị qua biểu hiện của phần móng mới mọc ra.
Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh về phổi
Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường khói bụi hóa chất có thể gặp các bệnh về phổi. Ngoài các biểu hiện như ho, khó thở… thì bệnh phổi cũng thể hiện khá rõ qua màu sắc móng tay.
Nếu móng của bạn bị lồi lên như cái muỗng úp ngược và trông móng như bị sưng thì đó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh về phổi, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường.
Hãy cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư phổi hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, bệnh gan.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn