Nhanh chóng ép bụng sau sinh dễ mắc bệnh phụ khoa

09:54 | 18/10/2018;
Không ít bà bầu trẻ thường lo lắng thân hình của mình sẽ thay đổi sau khi sinh. Do đó, vừa sinh con xong là họ vội vàng dùng đai thắt bụng hoặc mặc quần bó sát vào người để thắt chặt vùng eo, vùng mông và vùng bụng dưới.

Họ không hề biết rằng, làm như vậy không những sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của cơ quan sinh sản và vùng mô chậu mà còn khó giúp tử cung hồi phục hoàn toàn như trước.

 

0_1600x1067.jpg
Thắt chặt vùng eo, mông và bụng dưới sau sinh sẽ gây ra nhiều phiền toái cho các bà mẹ

 

Vùng bụng lại là nơi tập trung nhiều mạch máu lớn của cơ thể, sau khi thắt chặt vùng bụng, tĩnh mạch bị chèn ép dễ gây ra bệnh suy tĩnh mạch hoặc bệnh trĩ. Bên cạnh đó, do động mạch không thông, khả năng cung ứng của huyết quản có hạn sẽ khiến lượng máu cung cấp cho tim không đủ, các cơ xung quanh cột sống bị chèn ép, cản trở hoạt động bình thường của cơ bắp và lượng máu cung cấp. Do đó, thắt eo trong một thời gian dài sẽ gây ra tổn thương cho vùng cơ thắt lưng.

 

Thông thường, việc thắt bụng trong thời gian ở cữ chẳng những không giúp ích cho việc hồi phục trạng thái căng của thành bụng mà còn gây thêm áp lực cho vụng bụng, làm giảm khả năng hỗ trợ của các mô vùng chậu và hệ thống dây chằng hỗ trợ cơ quan sinh sản, dẫn đến sa tử cung, tử cung ngả sau hoặc cong sau. Bởi sự thay đổi vị trí bình thường của cơ quan sinh sản sẽ làm cho lưu lượng máu đến vùng chậu bị cản trở, sức đề kháng giảm, dễ mắc các bệnh phụ khoa như bị viêm vùng chậu, viêm phần phụ, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu…

 

sau-sinh_1600x1052.jpg
Tập thể dục đều đặn là cách tốt nhất cho các bà mẹ giữ dáng sau sinh

 

Trong thời kỳ mang thai, tử cung là phần biến đổi lớn nhất. Trọng lượng của tử cung khi bạn chưa mang bầu chỉ khoảng 50 gram, đến khi bạn mang bầu đủ tháng trọng lượng của nó có thể lên đến 1.000 gram. Do những tổn thương khi sinh nở, bên ngoài miệng cổ tử cung của sản phụ mới sinh mất đi vẻ tròn trịa vốn có và thay vào đó là những vết nứt ngang. Bởi vậy, việc mặc quần bó sát hoặc đeo đai thắt bụng không chỉ gây thêm áp lực cho vùng bụng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục bình thường của dây chằng tử cung và các mô vùng chậu, ảnh hưởng sự tuần hoàn máu thông thường của khoang bụng và khoang chậu, giảm sức đề kháng của cơ thể và dẫn đến hội chứng tắc nghẽn vùng chậu.

 

Sau khi sinh 7 ngày, bạn có thể đi lại hoạt động, khi nằm phải thường xuyên thay đổi tư thế, không được nằm nghiêng quá lâu để tránh tử cung nghiêng ra sau. Ngoài ra bạn cũng có thể tập một số động tác đơn giản nhằm thúc đẩy sự hồi phục của cơ thể.

 

Mặt khác, nếu sản phụ thắt vùng eo quá chặt còn gây thêm áp lực cho vùng bụng, giảm khả năng hỗ trợ của các mô vùng chậu và dây chằng đối với cơ quan sinh sản, dẫn đến sa tử cung, tử cung nghiêng sau, cong sau, thành trước hoặc sau của âm đạo lồi lên… Ngoài ra còn rất dễ mắc các bệnh phụ khoa khác như: hội chứng tắc nghẽn tĩnh mạch khung chậu, viêm vùng chậu, viêm phần phụ. Song song với những ảnh hưởng đối với cơ quan sinh sản, việc thắt eo còn gây áp lực tương đối lớn lên đường ruột, sau khi ăn nhu động ruột chậm, xuất hiện hiện tượng chán ăn hoặc táo bón.

 

Đối với trường hợp mổ đẻ, thông thường sau khi sinh 7 ngày, việc dùng đai thắt bụng có tác dụng thúc đẩy việc chữa lành vết thương. Tuy nhiên, sau khi tháo chỉ rồi thì không nên dùng lâu nữa. Ngoài ra, với những sản phụ cơ thể quá gầy hoặc cơ quan nội tạng có triệu chứng sa thì đai thắt bụng có hiệu quả chăm sóc rất tốt, đợi đến khi nào các cơ quan này hồi phục lại vị trí thì nên gỡ bỏ chiếc đai này ra.

 

Nếu đẻ thường thì các bạn nên tăng cường luyện tập, thường xuyên tập các động tác như nâng chân, đứng lên ngồi xuống và một số động tác đanh cho sản phụ, không nên dùng đai bụng trong một thời gian dài. Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp bạn lấy lại vóc dáng.

 

Muốn lấy lại thể hình thì việc tập luyện sau khi sinh tương đối quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là cho con bú. Nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng mỡ tích lũy ở phần mông dường như chuyên để chuẩn bị cho việc cho bú. Do đó, việc cho bú sau khi sinh không những thúc đẩy sự hồi phục của tử cung mà còn giúp ích cho việc lấy lại thể hình. Hơn nữa, việc nuôi con bằng sữa mẹ vô cùng có lợi cho sự phát dục và sinh trưởng của trẻ sơ sinh. Đúng là “một công ba việc”. 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn