Hồi chưa đi lấy chồng, chị thích nhất là những tối mùa đông, mấy mẹ con chen chúc nhau nằm ngang trên chiếc giường của mẹ, nghe mẹ kể chuyện ngày cả lũ còn bé xíu. Chuyện chị Quỳnh hay nhè, cứ ngồi bám gốc cây cau ăn vạ từ lúc mẹ đi chợ đến lúc mẹ về.
Anh cả “ngứa mắt” mà không làm sao được, thỉnh thoảng đi qua đi lại đá đít cho cái, thế là chị gào toáng lên. Chuyện cậu út tham ăn, thấy mẹ ăn ớt cứ lèn vèn xin miếng, cho miếng, mẹ bảo cay không ăn được lại chả tin.
Anh cả “ngứa mắt” mà không làm sao được, thỉnh thoảng đi qua đi lại đá đít cho cái, thế là chị gào toáng lên. Chuyện cậu út tham ăn, thấy mẹ ăn ớt cứ lèn vèn xin miếng, cho miếng, mẹ bảo cay không ăn được lại chả tin.
Bữa mẹ đi vắng, cậu lẻn vào bếp ăn vụng một vốc đầy, cay kêu cha thét mẹ… Ai rồi lớn lên cũng có những khoảng trắng trong ký ức về một quãng ấu thơ chưa biết nhớ, để khi trưởng thành đôi khi có dịp nghe lại chuyện của mình mà tưởng lạ lắm, xa lắm, như của ai đó.
Vậy nên hồi mang thai đứa con đầu lòng, chị bất chợt muốn viết cho con một quyển nhật ký “Những ngày chưa biết nhớ”. Quyển nhật ký ấy sẽ ghi lại những năm tháng đầu đời của các con, khi các con còn ngây thơ, hồn nhiên, bày ra rất nhiều trò quậy phá, “nhiều chiến tích để đời” nhưng chưa thể lưu lại trong trí nhớ non nớt của mình.Trên giá sách của chị bây giờ, có nhật ký những ngày chưa biết nhớ của con gái, của con trai, từ khi các con mới lẫm chẫm vịn chân tường, lập bập những bước đầu tiên, cho đến khi các con lớn lên, tinh ranh như bầy quỷ sứ.
Trong những quyển nhật ký ấy, chị giống một người “phóng viên” cần mẫn “tác nghiệp”, không chỉ ghi chép, miêu tả một cách chân thật, chi tiết và sống động về những kỷ niệm của các con, mà còn kèm theo “hình ảnh minh họa”.
Trong những quyển nhật ký ấy, chị giống một người “phóng viên” cần mẫn “tác nghiệp”, không chỉ ghi chép, miêu tả một cách chân thật, chi tiết và sống động về những kỷ niệm của các con, mà còn kèm theo “hình ảnh minh họa”.
Nhật ký những ngày chưa biết nhớ của con gái mở đầu khi con tròn một tuổi với bức hình “nàng công chúa ngủ dưới gầm bàn” để đời. Trong hình, con gái bé như cuộn len nằm dưới gầm bàn gối đầu lên chiếc dép đi trong nhà to tướng của bố đánh một giấc no tròn.
Hồi đó chẳng hiểu vì sao, cứ hở ra là nàng có tật chui vào gầm bàn tìm dép của bố rồi kê đầu ngủ, lúc nàng mới lim dim mà được bế ra thì thế nào cũng khóc váng nhà. Báo hại mọi người mỗi lần ngồi vào bàn là phải ngó xuống coi công chúa nhỏ có đang “làm ổ” phía dưới không.
Ở một trang nhật ký khác, năm con gái năm tuổi, nghiện chơi trò ấp trứng và ấp cây. Nàng thường xuyên nhón trứng trong tủ lạnh của mẹ giấu vào chăn ấp, có lần mẹ không biết, nằm đè lên, trứng vỡ bung bét khắp giường, nàng bị phạt đánh đòn.
Ấp trứng thôi chưa đủ, nàng còn ấp tất cả mọi loại quả với niềm tin sắt đá, nó sẽ mọc thành cây. Nàng cất cà chua trong bít tất, nhét đầy hạt đậu dưới đệm, ủ cam trong túi áo cho đến khi thối nhũn.
Hồi đó chẳng hiểu vì sao, cứ hở ra là nàng có tật chui vào gầm bàn tìm dép của bố rồi kê đầu ngủ, lúc nàng mới lim dim mà được bế ra thì thế nào cũng khóc váng nhà. Báo hại mọi người mỗi lần ngồi vào bàn là phải ngó xuống coi công chúa nhỏ có đang “làm ổ” phía dưới không.
Ở một trang nhật ký khác, năm con gái năm tuổi, nghiện chơi trò ấp trứng và ấp cây. Nàng thường xuyên nhón trứng trong tủ lạnh của mẹ giấu vào chăn ấp, có lần mẹ không biết, nằm đè lên, trứng vỡ bung bét khắp giường, nàng bị phạt đánh đòn.
Ấp trứng thôi chưa đủ, nàng còn ấp tất cả mọi loại quả với niềm tin sắt đá, nó sẽ mọc thành cây. Nàng cất cà chua trong bít tất, nhét đầy hạt đậu dưới đệm, ủ cam trong túi áo cho đến khi thối nhũn.
Nhật ký những ngày chưa biết nhớ của con trai toàn những chiến tích đầy “máu và nước mắt”. Đây là cậu chàng lúc hai tuổi, chuyên môn buộc chăn vào người, đứng từ trên giường nhảy xuống đất làm siêu nhân muỗi, vài lần sứt môi chảy máu không chừa.
Ở bức hình khác là cảnh chàng buộc bọ xít vào sợi chỉ để chăn, mẹ dọa nó đái mù mắt không sợ. Chị lật đến trang nhật ký khác ghi lại một dãy mười chữ số: “0112210022”, bật cười. Đây là số điện thoại mà hồi bốn tuổi con trai tự bịa ra cho chính mình.
Chị nhớ dạo ấy thường dạy con nhớ số điện thoại của bố và mẹ để đề phòng đi lạc. Một ngày, cu cậu thắc mắc: “Sao Bin không có số điện thoại?”. Vài bữa sau, chàng trịnh trọng thông báo với cả nhà số điện thoại của mình, do mới biết đếm từ 0 đến 2 nên số thuê bao có vẻ hơi “đơn điệu”.
Ở bức hình khác là cảnh chàng buộc bọ xít vào sợi chỉ để chăn, mẹ dọa nó đái mù mắt không sợ. Chị lật đến trang nhật ký khác ghi lại một dãy mười chữ số: “0112210022”, bật cười. Đây là số điện thoại mà hồi bốn tuổi con trai tự bịa ra cho chính mình.
Chị nhớ dạo ấy thường dạy con nhớ số điện thoại của bố và mẹ để đề phòng đi lạc. Một ngày, cu cậu thắc mắc: “Sao Bin không có số điện thoại?”. Vài bữa sau, chàng trịnh trọng thông báo với cả nhà số điện thoại của mình, do mới biết đếm từ 0 đến 2 nên số thuê bao có vẻ hơi “đơn điệu”.
Quyển nhật ký chỉ khép lại khi các con đến tuổi đi học, con gái tự nhớ được những niềm vui, nỗi buồn bé xinh của mình, con trai biết kể chuyện về những chuyến đi, những mùa hè ở quê nội với bầy chuột đồng và những chú chim sẻ bay cùng mặt trời.
Đó cũng là khi chị trao cho mỗi con một cuốn nhật ký mới và nhờ vả: “Vì thời gian, sự già nua... khó tránh được lúc nào đấy bố mẹ có thể quên đi những kỷ niệm bên các con. Nên những lúc rảnh rỗi, hãy thay mẹ ghi lại những chuyện buồn vui của gia đình mình nhé”. Lũ trẻ của chị đang làm việc đó như một thói quen không thể quên hàng ngày.
Đó cũng là khi chị trao cho mỗi con một cuốn nhật ký mới và nhờ vả: “Vì thời gian, sự già nua... khó tránh được lúc nào đấy bố mẹ có thể quên đi những kỷ niệm bên các con. Nên những lúc rảnh rỗi, hãy thay mẹ ghi lại những chuyện buồn vui của gia đình mình nhé”. Lũ trẻ của chị đang làm việc đó như một thói quen không thể quên hàng ngày.