Nhện nhà có độc không? Xử lý như thế nào khi gặp nhện nhà?

13:08 | 19/08/2022;
Một vài trường hợp bị nhện nhà tấn công, điều này khiến mọi người lo lắng rằng liệu nhện nhà có độc không và có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không?

Hiện nay trên thế giới có tới hơn 40.000 loại nhện khác nhau. Trong số đó sẽ có một vài loại nhện có thể bò vào nhà và trú ngụ tại đây. Đây là nguyên nhân khiến người ở trong nhà có thể vô tình bị nhện cắn phải.

Thực tế, nhện nhà sống trung bình trong nhà khoảng 1 năm. Đặc biệt, nhện nhà còn là loài có thể sống trong nhiều tháng mà không cần đến thức ăn hoặc nước uống. Do đó, nhện nhà dễ dàng tồn tại trong điều kiện không thuận lợi. Thậm chí, trong một số trường hợp rất hiếm, nhện nhà còn có thể sống đến một thập kỷ hoặc hơn trong cùng một không gian.

Thông thường, khi bị nhện nhà cắn, mọi người đều lo lắng, nhện nhà có độc không và bị nhện nhà cắn có hại, có nguy hiểm gì không?

1. Nhện nhà có độc không? Dấu hiệu và điều trị bằng cách nào?

Có tương đối nhiều loài nhện khác nhau có thể trú ngụ tại nhà của con người và chúng đều có thể cắn người. Tuy nhiên, đa số các loài nhện này chỉ chứa chất độc nhẹ hoặc không có vết độc gây hại tới sức khỏe người bị nhện cắn. Nhưng vết nhện cắn có thể sẽ gây ra hiện tượng đau đớn, sưng trong 1 đến 2 ngày tương tự như khi bị ong đốt.

Nhện nhà có độc không? Xử lý như thế nào khi gặp nhện nhà? - Ảnh 2.

Đa số các loài nhện này chỉ chứa chất độc nhẹ hoặc không có vết độc gây hại tới sức khỏe người bị nhện cắn - Ảnh Internet

2. Bị nhện nhà cắn nên làm gì? 

Đối với trường hợp bị nhện nhà cắn, cần nhanh chóng thực hiện một vài bước sau:

- Xử lý vết cắn bằng nước sạch và xà phòng.

- Tiếp đến, nhanh chóng bôi mỡ kháng sinh lên vùng bị nhện cắn trong khoảng 10 phút. Không bôi mỡ kháng sinh lên vùng bị cắn khi vết cắn nằm ở gần mắt.

- Sau đó, cần chườm lạnh lên vết thương, đây là cách đem lại hiệu quả giúp vết thương giảm tình trạng sưng và đau xảy ra.

* Nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu như gặp phải một số triệu chứng bất thường như:

- Khu vực bị nhện cắn xảy ra hiện tượng co thắt cơ bắp.

- Vùng bị cắn còn kèm theo dấu hiệu bị bỏng rộp hoặc có thể chuyển sang màu tím.

- Khi cơn đau nhức kéo dài không dứt.

Có thể nói, nhện nhà thường ít độc nhưng vẫn có loại chứa độc tố mạnh và nguy hiểm. Nếu vết nhện cắn xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường, nên đến bác sĩ để kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp khi cần thiết.

3. Phòng ngừa nhện nhà cắn bằng cách nào?

Dù bản chất nhện nhà cắn không độc và cũng không quá nguy hiểm đối với người bị nhện cắn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tránh bị nhện cắn, tốt hơn hết nên chú ý phòng ngừa bằng cách sau:

- Khi vận chuyển, dọn dẹp nhà kho, nhà để xe hay các khu vực như tầng hầm, gác xếp thì đều nên chú ý trong ăn mặc, mặc áo dài tay, đeo găng tay, đội mũ nón và mang bốt.

- Chú ý khi sử dụng găng tay để làm vườn hoặc các loại bốt, ủng, quần áo khi đã lâu không sử dụng nên kiểm tra kỹ.

Nhện nhà có độc không? Xử lý như thế nào khi gặp nhện nhà? - Ảnh 3.

Nên phòng tránh để hạn chế bị nhện cắn vì có thể tiềm ẩn những nguy hiểm đến sức khoẻ - Ảnh Internet

- Ngăn côn trùng, các loại nhện vào nhà bằng cách chèn kín cửa sổ cũng như cửa ra vào, hơn nữa cần hàn các kẽ hở và vết nứt ở trên tường nhà.

- Vứt các loại thùng chứa, quần áo cũng như các vật dụng không sử dụng nữa ra khỏi nhà kho để tránh nhện xuất hiện.

- Nhện ưa những nơi tối, đặc biệt sau tranh ảnh. Vì vậy nên để các loại vật dụng muốn lưu trữ ở cách xa tường cũng như sàn nhà tránh nhện trú ngụ.

- Dỡ bỏ các đống lá cũng như gỗ ở xung quanh khuôn viên nhà.

- Củi có thể cần thiết nhưng không nên tích trữ ở trong nhà.

- Dọn sạch mạng nhện cũng giúp tránh được tình trạng nhện tiếp tục quay trở lại trú ngụ trong nhà thêm một lần nữa.

Về bản chất, nhện nhà thường không quá nguy hiểm đối với sức khỏe người bị cắn. Dù khi bị nhện nhà cắn có thể gây ra một số triệu chứng nhẹ như đau nhức hoặc sưng trong vài ngày.

Nhện nhà thông thường sẽ không có độc hoặc độc tố không mạnh. Tuy nhiên khi bị nhện nhà cắn có thể gây một số khó chịu nhất định như bị sưng và đau nhức kéo dài vài ngày sau đó. Vì vậy, để an toàn, mọi người nên biết cách sơ cứu đơn giản khi bị nhện cắn, đây cũng là một cách giúp người bị nhện cắn xử lý vết thương nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn