Móng tay là một phần trong cấu trúc của cơ thể. Những thay đổi của móng tay đôi khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng đang xảy ra. Những bé khỏe mạnh, không ốm đau thường móng tay có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt nhẵn mịn, không có gờ, rãnh hay sự thay đổi màu sắc bất thường.
Nếu thấy móng tay trẻ có điểm khác thường, cha mẹ nên lưu ý đến sức khỏe của con. Dưới đây là những bệnh bé có thể gặp phải khi móng tay bất thường. Mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Những đốm trắng nhỏ thường xuất hiện khi móng tay bé bị tổn thương, và sẽ tự động biến mất khi vết thương lành lại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đốm trắng xuất hiện cho thấy cơ thể bé đang thiếu kẽm. Cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe để rõ hơn nhé!
Biotin còn được gọi là vitamin H hay vitamin B7 là một vitamin nhóm B tan trong nước, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp nuôi dưỡng da, tóc đẹp, móng tay, móng chân chắc khỏe. Móng tay nứt nẻ, khô, giòn sẽ dễ bị gãy hơn bình thường. Đây là tình trạng móng tay biểu hiện sức khỏe của bé đang gặp vấn đề do bị thiếu biotin.
Móng tay có màu vàng cho thấy bé cưng đang có dấu hiệu dư thừa vitamin A. Móng tay màu xanh, đen là dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn bên dưới móng. Móng tay nâu cho thấy bệnh về tuyến giáp hoặc do suy dinh dưỡng. Mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi móng tay bé xuất hiện màu đỏ, hồng bất thường. Màu đỏ cho thấy sự liên quan đến tim, còn màu hồng là sự thiếu máu.
Theo các bác sĩ, có thể trẻ bị thiếu vitamin B. Mẹ nên cho con ăn nhiều lòng đỏ trứng, gan, các loại rau lá xanh… để móng tay nhẵn nhụi hơn.
Dạng móng tay này trông khá kỳ quặc: cong vào trong, 2 bên cạnh móng tay đầy lên làm phần móng ở giữa bị lõm xuống. Đây là biểu hiện bé có thể đang bị thiếu sắt, rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc mắc các bệnh về cơ xương. Trong trường hợp này, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Đây có thể là kết quả của sự gián đoạn đột ngột trong quá trình phân chia tế bào, gây ra do một số bệnh nhiễm trùng trong móng tay, bệnh ngoài da cũng như thể hiện nguy cơ tiểu đường tiềm ẩn. Bên cạnh đó, nếu bé bị suy dinh dưỡng, nồng độ canxi thấp hoặc do tác dụng phụ của thuốc, móng tay cũng sẽ xuất hiện những vệt ngang như vậy.
Bé bị thiếu hụt vitamin C và axit folic, phần da quanh móng tay sẽ thường xuyên bị tổn thương, thậm chí ảnh hưởng đến gốc móng, làm xuất hiện những đường gờ ngang. Xước măng rô đi kèm với ngứa là dấu hiệu bị viêm da, nấm da.
Nếu móng của bé bị lồi lên như cái muỗng úp ngược và trông phần móng như bị sưng thì đó có thể là kết quả của các tình trạng bệnh về phổi, dẫn đến lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường. Cần cho bé đi khám ngay mẹ nhé!
Thoạt nhìn hình bán nguyệt này, cha mẹ tưởng chúng là một bộ phận của móng tay. Trên thực tế thì chúng thuộc phần da ngay dưới móng tay. Khi bé khỏe mạnh, phần bán nguyệt thường có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt trên móng tay của trẻ có kích thước lớn hơn bình thường thì có thể con đang gặp vấn đề về gan.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn