Theo tiến sĩ Shi Shi (Phó khoa Chỉnh hình của Bệnh viện trực thuộc Đại học Dương Châu, Trung Quốc), nhiều người nói ai có lông mày dài chứng tỏ người đó sống thọ. Thực ra không phải vậy, lông mày có đặc tính là rụng và mọc theo chu trình sinh trưởng. Thường lông mày sẽ được thay mới sau 3-4 tháng. Do đó, ở người trẻ lông mày sẽ không thể mọc dài. Khi một người già đi, quá trình trao đổi chất chậm lại khiến cho tốc độ đổi mới của lông mày cũng chậm theo. Điều đó khiến cho lông mày có xu hướng mọc dài ra.
Ngoài yếu tố tuổi tác, lông mày dài còn có thể liên quan đến yếu tố di truyền và thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn như gen gia đình khiến lông mày chắc khỏe. Hoặc việc bổ sung một số thực phẩm chức năng khiến cho lông mày phát triển dài nhanh hơn.
Tuy lông mày dài không phản ánh được tuổi thọ nhưng đây cũng là bộ phận tiết lộ sức khỏe. Nếu ai có những dấu hiệu bất thường dưới đây ở lông mày, thì nên cảnh giác với bệnh tật. Đôi khi chính những căn bệnh đó lại làm giảm tuổi thọ của bạn.
Dấu hiệu trên lông mày cho thấy người nhiều bệnh tật, tuổi thọ kém
- Lông mày bỗng trở nên thưa thớt hoặc thậm chí không có lông mày: Ngoài dấu hiệu lông mày thưa, bạn còn thấy triệu chứng đánh trống ngực, mất ngủ, run tay thì có thể là do suy giáp hoặc thiếu máu.
- Lông mày rủ xuống: Khi lông mày bị rủ xuống, khiến hình dạng tổng thể mất cân xứng, khả năng cao là bị liệt cơ mặt. Tình trạng này sẽ khiến cho lông mày rủ xuống thấp và không thể trở lại hình dạng tự nhiên như trước.
- Lông mày có vẩy trắng: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng vẩy trắng là viêm da bã tiết do một loại nấm có tên malassezia gây ra. Các triệu chứng thường thấy do loại nấm này gây ra là ngứa, viêm đỏ, bong tróc da hoặc kích ứng vùng da bị nhiễm nấm.
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, lông mày có thể phản ánh tình trạng thịnh suy của khí huyết. Nếu lông mày mọc dày, đen nhánh thì chứng tỏ thận khí sung mãn, thân thể khỏe mạnh, sống lâu. Ngược lại, lông mày thưa thớt thì thận yếu, thân thể suy nhược, tuổi thọ ngắn.
Giáo sư tiến sĩ Chung Nam Sơn, một chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc. Ông hiện đã 87 tuổi, từng là chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc từ năm 2005 đến 2009. Viện sĩ tuy tuổi đã cao nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Ông từng chia sẻ về 4 thói quen để kéo dài cuộc sống như sau:
Viện sĩ Chung Nam Sơn luôn nhấn mạnh vào việc tập thể dục, ông tin rằng tập thể dục cũng như ăn uống nên được coi là một phần cần thiết của cuộc sống.
Dù bạn ở độ tuổi nào, bạn cũng cần lựa chọn những bài tập phù hợp với mình dựa trên thể lực của mình, tốt nhất là tập luyện hàng ngày. Ông cho biết, khi còn trẻ ông đã thường xuyên chạy bộ và chơi bóng rổ, khi tuổi đã cao ông chuyển sang chạy bộ hoặc đi bộ nhanh.
Thở đúng phải là thở bụng, sử dụng chuyển động của cơ hoành để tăng cường thông khí cho phổi. Khi hít vào, từ từ nâng bụng lên, khi thở ra, để bụng hóp lại, bạn có thể thực hiện bài tập này nhiều lần trong ngày. Lưu ý rằng bạn có thể nín thở sau khi hít vào một lúc rồi mới từ từ thở ra.
Viện sĩ Chung Nam Sơn cho rằng người cao tuổi nên duy trì lịch trình ngủ và nghỉ ngơi như một chú chim. Nghĩa là thức dậy lúc bình minh và đi ngủ lúc chập tối. Buổi trưa cũng nên ngủ nửa tiếng, đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 giờ.
Nếu bạn có mục tiêu và theo đuổi trong cuộc sống, nó sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Nhiều người cao tuổi sẽ tiếp tục làm việc và phục vụ vì một mục tiêu nào đó để cơ thể họ được vận động, được ra ngoài gặp gỡ mọi người và sống vui vẻ hơn.
Nhìn chung, tuổi thọ là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu muốn sống lâu hơn, bạn cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của Viện sĩ Chung Nam Sơn và phát triển những thói quen sống tốt.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn