Sau sinh tự dưng ‘nhớ nhớ, quên quên’
Sự việc diễn ra đã mấy ngày nhưng gia đình chị Đỗ Bích Ngọc (Hà Nội) vẫn chưa hết lo lắng. Bữa đó, chị Ngọc để mấy củ khoai lang vào lò vi sóng để nướng nhưng lại bấm nhầm thời gian nướng cần thiết. Đáng nói, cho khoai vào nướng xong, chị cũng quên bắng đi luôn, khiến khoai bị cháy, khói bốc nghi ngút làm cho hệ thống cứu hỏa kêu ầm ĩ.
Thế nhưng nghe chuông báo cháy, chị vẫn còn ngơ ngác, không nghĩ là cháy đang ở trong nhà mình, đến khi quay nhìn vào lò nướng thì chị bủn rủn cả chân tay khi thấy mấy củ khoai đang đỏ rực trong lò. Bữa đó, cả khu chung cư được phen hoảng hốt, nhốn nháo hết cả lên. Còn chị Ngọc, dù chưa xảy ra hậu quả gì ghê gớm và đã được mọi người chấn an nhưng cả buổi chiều tim vẫn đập thình thịch trong lồng ngực.
Thế nhưng nghe chuông báo cháy, chị vẫn còn ngơ ngác, không nghĩ là cháy đang ở trong nhà mình, đến khi quay nhìn vào lò nướng thì chị bủn rủn cả chân tay khi thấy mấy củ khoai đang đỏ rực trong lò. Bữa đó, cả khu chung cư được phen hoảng hốt, nhốn nháo hết cả lên. Còn chị Ngọc, dù chưa xảy ra hậu quả gì ghê gớm và đã được mọi người chấn an nhưng cả buổi chiều tim vẫn đập thình thịch trong lồng ngực.
Sau sinh, áp lực chăm sóc bé khiến mẹ dễ mắc chứng hay quên |
Đây không phải là lần đầu tiên chị ‘quên quên nhớ nhớ’ như vậy. Từ bữa sinh bé Tép đến nay đã qua 5 tháng nhưng chị thường xuyên mắc chứng hay quên. Có khi đang đi đôi giày hay cầm cái ví trên tay nhưng lại cứ đi tìm loạn cả lên, rồi cáu gắt. Nấu cơm quên cho nước, hay quên cắm điện hoặc chuyện chìa khóa để đâu không nhớ… là bình thường.
Chính vì sợ chứng hay quên có thể dẫn đến những hậu quả khó lường nên thay vì để chị Ngọc ở nhà một mình, gia đình đã cấp tốc tìm thuê người giúp việc để có thêm người chia sẻ việc nhà, đồng thời cũng là để giám sát chứng 'nhớ nhớ quên quên' sau sinh của chị.
Do mẹ bị ‘teo não’?
Do mẹ bị ‘teo não’?
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature Neuroscience, được tiến hành ở Barcelona (Tây Ban Nha) trên 25 phụ nữ mang thai và sinh con lần đầu, những phụ nữ này được chụp cộng hưởng từ (MRI) não 3 tuần/lần từ trước khi có thai và sau sinh, kết quả cho thấy, thể tích chất xám ở những phụ nữ này giảm so với chị em chưa sinh nở.
Bà Hoekzema, một chuyên gia thần kinh học ở Hà Lan, tác giả của nghiên cứu này, cũng đang mang thai và là mẹ của một em bé 2 tuổi, cho biết: Sự thay đổi trên không phải do chị em bị teo não mà nhằm giúp chị em thích ứng với việc làm mẹ, giúp bà mẹ trở nên nhạy cảm với nhu cầu và sự an toàn của trẻ.
Sự hỗ trợ của các ông bố và gia đình sẽ giúp bà mẹ thư giãn và giảm chứng hay quên sau sinh |
Còn bác sĩ Lê Tiểu My, khoa Phụ sản, Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM), cho biết, sau sinh cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi về mặt tâm-sinh lý. Thực tế, chứng ‘nhớ trước quên sau’ của các bà mẹ thường do: Thiếu ngủ; căng thẳng; sự mệt mỏi khi chăm sóc trẻ; áp lực khi có quá nhiều điều không hiểu rõ, không biết; sự thay đổi nội tiết tố sau sinh…
Bác sĩ Lê Tiểu My cũng đưa ra lời khuyên: Hiện có nhiều sách hay dành cho những người sắp làm bố mẹ. Những kiến thức này các bà mẹ cần được chuẩn bị từ trước khi mang thai. Khi có một số kiến thức cơ bản về mang thai và sinh con, chắc chắn các bà mẹ sẽ giảm áp lực phần nào.
Để hạn chế chứng nhớ nhớ quên quên sau sinh, các bà mẹ nên:
|