Thỉnh thoảng cơ thể vẫn có những âm thanh xuất hiện, như tiếng sôi bụng, tiếng nấc cụt hoặc đôi khi bạn sẽ bị ù tai trong chốc lát. Điều này chỉ là dấu hiệu bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những âm thanh trong cơ thể lại cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe.
Bạn có thể gặp âm thanh này sau một ngày dài, nhất là khi nằm xuống. Tiếng rít thường là do máu đi qua tĩnh mạch cảnh và động mạch cảnh nằm sau tai.
Bạn sẽ nhận rõ âm thanh này khi có một thứ gì đó như chiếc gối chặn tiếng ồn từ bên ngoài vào tai. Hiện tượng này không quá nguy hiểm nhưng nếu gặp vào buổi sáng, khả năng cao do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vòi nhĩ liên kết mũi và cổ họng với tai giữa nếu bị tắc nghẽn cũng được xem là nguyên nhân chặn âm thanh từ bên ngoài.
Để giảm tiếng rít trong tai, bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ tai, điều trị nhiễm trùng và để thông thoáng vùng tai, giảm cảm giác tắc nghẽn khó chịu.
Thở khò khè là một trong những dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản. Nếu bạn có tiền sử bị các bệnh về đường hô hấp, cần can thiệp điều trị hoặc chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu.
Các chất gây dị ứng cũng là tác nhân gây ra hiện tượng thở khò khè, cần loại bỏ các tác nhân trong nhà, nơi làm việc để giúp dễ thở hơn.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng. Nếu bạn ho kéo dài hơn 4 tuần hoặc ho nhiều về ban đêm là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc trào ngược axit.
Bụng sôi hoặc có tiếng ùng ục trong bụng chủ yếu do cơ thể đang đói và không có gì nguy hiểm. Hiện tượng bụng kêu phản ánh quá trình làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn ra ngoài, thường kéo dài từ 10-20 phút, nhất là vào ban đêm hoặc sáng sớm. Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Âm thanh phát ra từ bụng là do không khí, thức ăn và chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Bình thường, thức ăn sẽ làm cản bớt tiếng ồn trong dạ dày nhưng khi bụng rỗng, bạn sẽ nghe bụng phát tiếng kêu rõ hơn.
Tiếng kêu lục khục ở cổ không quá nguy hiểm nếu như bạn không có cảm giác đau. Cổ bao gồm rất nhiều khớp xương nhỏ nối với nhau. Mỗi khớp đều chứa đầy chất dịch và được bao quanh bởi màng bao hoạt dịch. Khi uốn cong cổ hoặc cử động cổ sẽ làm kéo căng màng bao hoạt dịch, giảm áp lực lên khớp và tạo thành khí. Tiếng kêu lục khục phản án khí bật ra khỏi dịch khớp.
Nếu khớp cổ kêu lục khục kèm theo đau nhức, đau lan xuống 2 cánh tay hoặc 1 bên tay cho thấy rễ thần kinh của bạn đã bị tổn thương. Cần chăm sóc và nghỉ ngơi để cơ phục hồi.
Ai cũng từng trải qua hiện tượng nấc cụt ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng nấc cụt xảy ra khi có quá nhiều không khí trong miệng tràn vào thanh quản khiến dây thanh quản đóng đột ngột trong vài giây với cường độ mạnh.
Cơn nấc cụt thường xảy ra do cách ăn uống hoặc uống nước giải khát có nhiều ga, căng thẳng thần kinh, xúc động cũng có thể khiến bạn bị nấc.
Để chữa nấc, bạn có thể uống một ngụm nước hoặc chữa mẹo bằng cách nín thở trong vài giây.
Nhiều người ngủ thường bị có thói quen nghiến răng dù đây là hành động vô thức. Tuy nhiên điều này vừa gây ảnh hưởng đến hàm răng như làm mất đi lớp men răng, răng yếu, dễ bị ê buốt; vừa cho thấy cơ thể bạn đang gặp một số vấn đề như trầm cảm, stress, suy nghĩ nhiều, rối loạn tâm lý...
Để khắc phục hiện tượng nghiến răng, bạn hãy ngậm một chút đường trước khi ngủ hoặc tập thể dục để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi, lo âu, chăm sóc cơ thể một cách tốt hơn.
Mặc dù âm thanh trong cơ thể tương đối vô hại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại trở thành dấu hiệu nhận biết bệnh, cho thấy cơ thể đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Cần lưu ý khi cơ thể phát ra những âm thanh bất thường hoặc kéo dài, lặp lại liên tục kèm theo những dấu hiệu khó chịu khác.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn