Cỏ tranh mọc hoang ở nhiều nơi, khi chưa biết đến công dụng của loại cây này, mọi người thường coi đây là cỏ dại. Tuy nhiên, theo Đông y và một số nghiên cứu, cỏ tranh có rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, có thể được sử dụng như một bài thuốc hỗ trợ điều trị khá nhiều bệnh lý.
Cỏ tranh còn có tên gọi khác là bạch mao, tên khoa học là Imperata cylindrica (L.), thuộc họ lúa. Thân cây cỏ tranh cao trung bình khoảng 30cm đến 90cm. Lá mọc cứng, đứng, dài và hẹp, có gân nổi lên ở giữa, mặt dưới nhẵn, mặt trên nhám và mép lá khá sắc. Hoa của loại cỏ này hình chùy, màu trắng bạc, có phủ lông nhỏ, cánh hoa mềm và dài.
Thân, hoa và rễ của cỏ tranh đều được sử dụng làm các bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý.
Theo nghiên cứu, cỏ tranh có chứa đến 72 hợp chất, các thành phần hóa học thực vật chính được xác định trong loại cây này là saponin, glycoside, coumarin, flavonoid và phenol. Ngoài ra, cỏ tranh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ thô, carbohydrate, đường, axit béo và các nguyên tố vi lượng.
Theo Đông y, cỏ tranh có vị ngọt, tính lạnh, quy vào các kinh phổi, dạ dày và bàng quang, có tác dụng hạ sốt và lợi tiểu, hỗ trợ điều trị cảm sốt, nôn ra máu, huyết ứ, phổi nhiệt, tiểu tiện khó khăn, phù thũng, vàng da…
Theo Y học hiện đại, các chất chiết xuất và các hợp chất được phân lập từ cây cỏ tranh thể hiện nhiều hoạt tính sinh học như:
- Giúp lợi tiểu: Cỏ tranh có thể điều trị phù nề và khó tiểu tiện, tác dụng lợi tiểu rõ ràng nhất sau khi dùng từ 5 đến 10 ngày. Ngoài ra, chiết xuất nước cỏ tranh có thể làm giảm co thắt cầu thận, tăng lưu lượng máu thận và tốc độ lọc thận.
- Chống viêm: Các chất chiết xuất từ nước của cỏ tranh đã được báo cáo là có hoạt tính chống viêm, có thể làm giảm điểm nhiễm trùng huyết và không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ và trọng lượng cơ thể.
- Kháng ung thư: Chiết xuất của cỏ tranh đã được chứng minh là có khả năng chống lại các tế bào ung thư như ung thư gan, ung thư vú.
- Có tác dụng kháng khuẩn
- Điều hòa miễn dịch
- Giúp hạ huyết áp, điều hòa chuyển hóa lipid, chống oxy hoá…
- Chuẩn bị: rễ cỏ tranh 12g, cát căn 12g
- Thực hiện: Sắc uống lúc còn ấm
- Chuẩn bị: 20g rễ cây cỏ tranh khô, 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo.
- Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu sắc lên, chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.
- Chuẩn bị: rễ cây cỏ tranh khô 20g, cam thảo 10g, củ gừng 20g, rễ xương sông 16g, bán hạ chế 10g, tang bạch bì 16g, trần bì 10g, cát cánh 12g.
- Thực hiện: Đem đun các nguyên liệu trên và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.
- Chuẩn bị: 50g rễ cỏ tranh tươi, 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá.
- Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.
- Chuẩn bị: Chi tử 18g, rễ cỏ tranh 36g.
- Thực hiện: Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400ml nước. Cô thuốc cạn còn 100ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.
- Chuẩn bị: Rễ cây cỏ tranh khô 20g, 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bách diệp.
- Thực hiện: Sắc và chia thuốc uống 2 đến 3 lần/ ngày.
- Chuẩn bị: 10g rễ cỏ tranh khô, đinh lăng, kim ngân, rau dấp cá, rau má, kim tiền thảo và 16g tang diệp, hương nhu.
- Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu và cho vào nồi sắc lên lấy nước uống trong ngày
Để tăng hiệu quả trong việc hỗ trị điều trị bệnh lý và đảm bảo sức khoẻ, mọi người nên lưu ý một số điều khi áp dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh:
- Bài thuốc từ rễ cỏ tranh chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ.
- Việc sử dụng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để điều trị bệnh lý cần phải dựa trên chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, không tự ý áp dụng bất kỳ bài thuốc nào nếu chưa có hướng dẫn từ bác sĩ.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra khi sử dụng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh, hãy ngưng thuốc ngay lập tức và báo với bác sĩ để được xử trí đúng cách và kịp thời.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em, người thể chất hư hàn, tiểu nhiều mà miệng không khát nên kiêng dùng loại cỏ này.
Có thể nói, rễ cỏ tranh có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Nếu sử dụng rễ cỏ tranh hàng ngày, mọi người nên lưu ý không dùng quá 30 - 35g rễ cỏ tranh tươi/ngày và 12 - 20g khô/ngày.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn