Hầu hết bệnh UTBT thuộc dạng biểu mô và phát sinh từ lớp bề mặt (biểu mô) của buồng trứng. Các loại ung thư khác có thể phát sinh từ tế bào trứng (ung thư tế bào mầm) hoặc các tế bào hỗ trợ (u mô đệm/dây giới bào hay dây sinh dục).
Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Hiển, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, UTBT có yếu tố di truyền. Các thành viên trong gia đình có nguy cơ cao mắc UTBT, vú và nội mạc tử cung, nếu có chị em gái hoặc mẹ bị bệnh này. Riêng UTBT, nếu có chị, em gái hoặc mẹ mắc bệnh, người trong cuộc có nguy cơ phát triển UTBT cao gấp 20 lần.
Bên cạnh đó là thay đổi trong thói quen bàng quang, bao gồm nhu cầu thường xuyên đi tiểu; chán ăn hoặc nhanh chóng cảm thấy no; tăng chu vi bụng hoặc quần áo chặt quanh eo; thiếu năng lượng bền vững; đau lưng…
Trẻ em cũng có thể mắc bệnhTế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể vỡ ra từ một khối u ban đầu, lan rộng đến những nơi khác trong cơ thể (di căn).
Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng trẻ em cũng có thể mắc UTBT, chiếm khoảng 4% các ca UTBT. Ở trẻ em và thiếu nữ thường gặp là ung thư tế bào mầm, tỷ lệ ác tính cao, chủ yếu là có u xoang nội bì, teratoma buồng trứng chưa trưởng thành, u loạn phát tế bào mầm, ung thư nguyên bào nuôi.
Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn. Việc xác định giai đoạn của ung thư sẽ giúp xác định chẩn đoán và điều trị được tốt hơn. Cụ thể: Giai đoạn I: Ung thư giới hạn ở 1 hoặc cả 2 buồng trứng. Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến các địa điểm khác trong khung chậu như tử cung hoặc ống dẫn trứng. Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng ra khỏi xương chậu hoặc các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các bộ phận bên ngoài bụng, như gan hoặc phổi. |
(Kỳ tới: Ung thư phổi)