Những bồn nước thay đổi đời sống người rẻo cao

14:37 | 21/06/2017;
Chương trình “Xả một lần với Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn mặn” đã đến huyện Ia Pa (Gia Lai) và huyện Đắk Hà (Kon Tum) và trao 150 bồn nước cho bà con người dân tộc thiểu số nghèo nơi đây.
Những bồn nước quý giá sẽ giúp cải thiện đời sống sinh hoạt của các hộ dân và tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa nắng hạn.

“Có nước sạch, con tôi sẽ đỡ bệnh…”
Rahlan Quy (23 tuổi) địu đứa con 1 tuổi đến trụ sở UBND xã Ia Tul (huyện Ia Pa) từ sáng sớm để nhận bồn nước. Người mẹ trẻ người Bana này lấy chồng và đẻ con từ năm 16 tuổi. Quy bảo: “Tôi sinh ra ở Ia Tul, từ nhỏ đã theo mẹ ra sông lấy nước về uống. Ngày xưa nước sông còn sạch, sau này thuốc trừ sâu nhiều, nước sông độc lắm. Nhưng nhà tôi nghèo quá, cũng phải lấy nước sông để uống nên hai đứa con cứ bệnh suốt. Bây giờ có bồn nước, tôi sẽ hứng nước mưa, để dành cho cả nhà dùng dần. Con tôi sẽ đỡ bệnh hơn”.
unnamed-2.jpg
Với một gia đình người Xê-Đăng nghèo thế này, bồn chứa nước ngọt là món quà rất quý giá
Ánh mắt đượm buồn của Rahlan Quy chợt ánh lên niềm vui khi nhắc về chiếc bồn nước vừa được tặng. Ít ai ngờ, ngày nay vẫn còn nhiều hộ dân xuống sông múc những chai nước vàng đục, vốn đã lẫn thuốc trừ sâu, phân bón từ những sườn núi cà phê, hồ tiêu chảy xuống, về nhà làm nước sinh hoạt. Anh Ksor Trim - Trưởng buôn Tư Khế (xã Ia Tul) nói, buôn có hơn 100 hộ dùng nước sông cho sinh hoạt hàng ngày. Họ rất nghèo, không đủ tiền để khoan giếng. Nay xã Ia Tul được hỗ trợ 50 bồn nước, tức là 50 hộ dân có thêm sức khỏe vì được uống nước sạch”.
unnamed-1.jpg Người dân ở xã Ia Tul hào hứng nhận bồn nước. Từ nay, chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện đáng kể vì được dùng nước sạch
Không chỉ ở xã Ia Tul, nhiều người dân ở xã Ia Lắk Đăm (huyện Ia Pa) cũng chung tình trạng đang phải uống nguồn nước ô nhiễm từ sông Pa. Anh Ksor Thơm (xã Ia Lăk Đăm) chia sẻ: “Tôi là người xịt thuốc trên rẫy nhiều, biết là thuốc thấm xuống đất rồi chảy xuống sông, rất độc nên cứ uống nước sông nhiều thì sống không thọ đâu nhưng nghèo quá nên vẫn dùng nước sống. Nay được tặng bồn chứa nước, mừng lắm. Cứ hứng nước mưa, hứng nước từ giếng chung trong thôn về dùng”.

San sẻ khó khăn với đồng bào Tây Nguyên
Có trực tiếp tìm đến vùng xa xôi hẻo lánh mới cảm nhận hết được sự khắc nghiệt của đời sống bà con người dân tộc thiểu số vùng cao, đặc biệt là trong mùa nắng hạn. Tại xã Đắk Glong (huyện Đắk Hà, Kon Tum), Y Vo (24 tuổi) đã uống nước sông Đắk Vang từ tấm bé đến nay. Bế đứa con nhỏ trên tay, Vo chia sẻ: “Mấy năm gần đây, cán bộ nói nước sông, nước suối độc, tôi mới biết. Biết thì biết vậy nhưng không có tiền mua nước sạch, cũng không có tiền xây bể đựng nước. Giờ có bồn nước mới rồi, mừng quá”. Gia đình Y Vo cùng 49 hộ gia đình khác may mắn được nhận bồn nước, từ đó thay đổi tập quán và điều kiện dùng nước sạch.
unnamed.jpgCó bồn mới, người dân nghèo ở rẻo cao sẽ được dùng nước sạch thoải mái hơn.
Có mặt tại buổi trao bồn, anh Vũ Minh Tuấn, Phó Bí thư huyện đoàn Đắk Hà cho biết: “100% người dân ở xã Đắk Glong là người dân tộc thiểu số và chỉ khoảng 50% hộ dân có giếng khoan. Số còn lại dùng nước sông, suối, hồ. Đến mùa khô hạn, nước sạch là vấn đề nan giải. Nhiều người dân phải vượt mấy quả đồi mới lấy được chút nước ngọt ở khe suối về dùng. Bà con vẫn giữ tập quán dùng nước suối dù biết nước suối rất bẩn. Thực sự, khi được tặng bồn nước mới, có nước ngọt sạch thì cuộc sống người dân nơi đây sẽ được cải thiện, sức khỏe cũng tốt hơn”.

Chính sự chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp và cả cộng đồng đã giúp các gia đình vùng khó khăn nơi đây vơi bớt nỗi lo thiếu nước, ổn định cuộc sống và tiếp tục trụ vững trong mùa khô sắp tới. Ngoài 1 công trình nước và 150 bồn nước đã trao tặng, hành trình chia sẻ nước sạch tại Gia Lai, Kon Tum nhận được sự đóng góp tích cực của AEON với 12.000 m3 nước từ chương trình “Cùng AEON mang nước sạch đến đồng bào Tây Nguyên”.

Trong tháng 5 vừa qua, ngoài Gia Lai và Kon Tum, chương trình “Tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn mặn” do nhãn hàng Comfort tổ chức đã trao nước sạch và bồn nước cho các hộ dân khó khăn của Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Yên. Sau 1 tháng phát động, chương trình đã xây dựng 3 công trình nước, trao tặng 12.000 m3 nước sạch và 750 bồn chứa nước cho bà con vùng hạn, mặn trên cả nước.
Hãy cùng Comfort chia sẻ những vất vả của người dân vùng khó khăn bằng những hành động thiết thực và cùng góp nước khi tham gia thử thách xả - xách website http://www.1tym3nuoc.vn.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn