Với cái chết của Earhart vào năm 1937, nữ phi công trở nên ít nổi bật hơn nhưng vẫn tiếp tục đóng góp rất nhiều cho ngành hàng không, đặc biệt là với vai trò phi công phụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1784, Elisabeth Thible trở thành người phụ nữ đầu tiên bay lên bầu trời, với tư cách là một hành khách trên khinh khí cầu. Hơn một thế kỷ sau, vào năm 1909, một lần nữa phụ nữ tiếp tục đóng góp mặt vào sự phát triển của ngành hàng không thế giới, lần này là trên một chiếc máy bay hạng nặng.
Một phụ nữ Pháp khác, Elise Deroche (1889-1919), người tự gọi mình là nam tước mặc dù tính hợp pháp của danh hiệu này còn nhiều nghi ngờ, đã trở thành nữ phi công được cấp phép đầu tiên trên thế giới vào năm 1910.
Trong vài năm sau đó, những người phụ nữ ở Đức, Ý và Mỹ được cấp phép bay, nhiều người trong số họ cố gắng chứng minh rằng phụ nữ có khả năng bay tương tự như nam giới một cách rõ ràng.
Người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay một mình là Blanche Scott (1890-1970), được Công ty Máy bay Curtiss thuê để chứng minh sự an toàn trên máy bay của họ. Trong sáu năm tiếp theo, Scott bay trong các cuộc triển lãm trên không, thực hiện các pha nguy hiểm trước đám đông đầy phấn khích.
Một phụ nữ khác, Bessie Coleman (1893-1926), đã phá bỏ các rào cản về chủng tộc cũng như giới tính. Mặc dù không được phép theo học tại một trường dạy bay của Mỹ, nhưng cuối cùng cô đã lấy được bằng phi công ở Pháp, trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên trên thế giới có thể làm được điều này.
Trở về Mỹ sau thành tích này, cô đã mở một trường dạy bay vào năm 1921. Thật không may, người phụ nữ này đã qua đời trong một vụ tai nạn máy bay chỉ 5 năm sau đó.
Có một số nữ phi công đáng chú ý khác trong những năm 1910 và 1920, bao gồm Harriet Quimby (1884-1912; người phụ nữ đầu tiên bay qua eo biển Anh), Ruth Law (người lập kỷ lục khoảng cách không dừng cho cả nam và nữ), và Katherine Stinson.
Tất nhiên, nổi tiếng nhất là Amelia Earhart. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã đưa các nữ phi công tham gia chiến đấu, hầu hết là lái máy bay ném bom để tấn công các vị trí của quân Đức ở Crimea.
Các nữ phi công cũng phải đối mặt với những trở ngại tương tự, bất kể họ bay ở quốc gia nào. Tất cả đều vấp phải sự phản kháng ở một mức độ nào đó từ các nam phi công và trong nhiều trường hợp là từ chủ máy bay, gia đình họ và công chúng.
Nhìn chung, sự phản kháng này xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản. Một số người tin rằng phụ nữ có thể trạng quá yếu hoặc quá chậm để điều khiển máy bay di chuyển ở độ cao một cách an toàn.
Mặc dù vai trò của phụ nữ trong quân đội vẫn hạn chế hơn so với nam giới, nhưng phụ nữ đã bắt đầu nhận được những vai trò lớn hơn và kỹ thuật hơn trong Thế chiến II và những năm sau đó. Đặc biệt, phụ nữ được phép tham gia quân đội và bay với vai trò hỗ trợ cho quân Đồng minh.
Chẳng hạn, bằng cách lái máy bay từ nhà máy đến căn cứ không quân và đến châu Âu, các nữ phi công đã hỗ trợ rất nhiều cho quân đội trong các nhiệm vụ chiến đấu.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, vai trò của phụ nữ trong ngành hàng không quân sự đã bị đình trệ trong nhiều năm ở Mỹ do chính quyền, quân đội và chính phủ tiếp tục miễn cưỡng đặt phụ nữ vào tình thế bị tổn hại.
Trên thực tế, phải đến sau Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư vào đầu những năm 1990, phụ nữ Mỹ mới được phép lái máy bay chiến đấu trong các tình huống thù địch tiềm tàng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn