Hãy chậm rãi hít vào, thở ra để cơ thể được thư giãn và khôi phục trạng thái cân bằng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Cách này cũng giúp bạn có thêm thời gian đánh giá tình hình và chọn cách phản ứng trước sự việc không tích cực của con.
Nếu có thể, hãy tránh xa tình huống đang xảy ra nếu bạn không giữ được bình tĩnh. Khi bỏ đi, hãy cố gắng đếm từ 1 đến 10 thật chậm rãi hoặc hít thở sâu để giúp bản thân bình tĩnh trở lại.
Hát giúp bạn khó nổi nóng hay mất kiên nhẫn hơn, bởi nó khiến tình huống trở nên lắng xuống. Bạn có thể nói những gì mình muốn, tuy nhiên thông điệp sẽ dễ được bọn trẻ tiếp nhận hơn và bạn cũng không cảm thấy bản thân mất kiên nhẫn nữa.
Tránh giáo huấn bọn trẻ. Lắng nghe lời của trẻ trước và trò chuyện cùng chúng chứ không chỉ nói để chúng nghe. Thành thật nói với các con: "Các con, cha mẹ đang mất kiên nhẫn rồi đó!". Điều này cũng có tác dụng như một cách giao tiếp cởi mở với trẻ về cảm xúc của mình và để chúng phản hồi.
Hãy dành một khoảnh khắc để đánh giá tình hình qua đôi mắt của trẻ. Điều này giúp bạn hiểu ý định của chúng và có thể phản ứng theo cách trẻ có thể hiểu được. Bạn càng thực hành phương pháp này nhiều thì bạn sẽ càng hiểu được quan điểm của trẻ sau này. Có nghĩa là trong tương lai, bạn sẽ kiên nhẫn với chúng hơn.
Hãy cân nhắc hành vi, lời nói và phản ứng đối với tình huống của bản thân những khi cảm thấy khó giữ được kiên nhẫn. Từng tương tác của bạn sẽ dạy trẻ điều gì đó về hành vi, dù là tốt hay xấu. Ví dụ, quát tháo một đứa trẻ để chúng ngừng la hét không có tác dụng gì ngoài củng cố trong chúng tư tưởng rằng, để đối phó với sự thiếu kiên nhẫn đó là phải thiếu kiên nhẫn hơn.
Bản tính trẻ con là hay nôn nóng, vốn là điều khiến bạn mất kiên nhẫn theo, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn. Dạy trẻ cách kiểm soát bản thân là một cách hay để trân trọng giá trị của tính nhẫn nại.
Loại bỏ cám dỗ là cách hay để luyện tập tính kiên nhẫn. Hãy giấu mọi thứ có sức cám dỗ bọn trẻ, khiến chúng kiên nhẫn hơn vì không thấy những thứ mình muốn. Giữ những vật đó ngoài tầm mắt tức là loại chúng khỏi tâm trí.
Dùng những cách đánh lạc hướng tích cực để trẻ tập tính nhẫn nại. Hát một bài hát, hay rủ trẻ cùng chơi lò xo để tâm trí chúng bận rộn mà chờ đợi kiên nhẫn hơn. Ngoài ra, hãy bình tĩnh ngay cả khi trẻ lên cơn cáu giận.
Luật lệ và giới hạn giúp đưa ra một trật tự ổn định để trẻ dựa vào đó mà hành động. Quy tắc và ranh giới giúp giới hạn bọn trẻ vào những tình huống an toàn và phù hợp, cũng như cho chúng một mục tiêu để hướng tới và thực hiện theo.
Xin lỗi sẽ khiến bọn trẻ hiểu rằng bạn đã không kiểm soát được tình hình cũng như bạn có thể cố gắng cải thiện lần sau. Điều này cũng nêu gương tốt rằng bạn biết xin lỗi khi làm sai, giúp trẻ học cách xin lỗi như bạn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn