Mỗi ngày Việt Nam đều tiếp nhận thêm nhiều ca dương tính với Covid-19. Do diễn biến phức tạp của bệnh và số người nhiễm bệnh đang tăng lên từng giờ. Hơn lúc nào hết, người lớn tuổi càng được quan tâm hơn.
Tất cả mọi thông tin, tin tức cập nhật số liệu người dương tính với virus càng tăng cao thì người già, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ có sức đề kháng kém đều cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia y tế người dân nên bình tĩnh, không hoang mang mà chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh.
Do virus Covid-19 phát tán ra môi trường từ người bệnh khi họ ho hay hắt hơi. Khi thời tiết lạnh các loại virus thường tồn tại lâu hơn ở bên ngoài môi trường, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh lây lan rộng hơn.
Thời điểm hiện tại thời tiết là việc không thể thay đổi, vì vậy cách tốt nhất là phòng chống dịch bệnh chính là phòng tránh dịch bệnh tốt nhất. Tránh tụ tập nơi đông người, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh.
Tại Bệnh viện Lão khoa trung ương, bác sĩ Trần Mạnh Bắc thuộc Khoa Cấp cứu cho biết đã khuyến cáo mọi người khi có người thân nhập viện, những người đến thăm dù bệnh nhân nằm ở phòng cấp cứu thì những người khỏe mạnh có thể không mắc bệnh nhưng người cao tuổi và người bệnh dễ ốm thêm. Do đó, có đến thăm cũng nên hạn chế để tránh virus lây lan ra ngoài.
Bác sĩ PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Thời tiết lạnh và ẩm là môi trường tạo nhiều điều kiện cho các loại virus phát triển, tấn công mạnh đến người bệnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người già và trẻ em do có sức đề kháng yếu hơn người lớn.
Khi thời tiết nắng ấm hơn, nhiệt độ cao dao động từ 20 - 25 độ C thì vi khuẩn và virus có khả năng phát triển kém hơn, do đó virus lây lan ít hơn. Để phòng tránh virus chúng ta có thể dự phòng bằng cách tạo môi trường sống trong nhà và môi trường làm việc thoáng khí, tránh ẩm thấp và không lưu thông được không khí, các đồ đạc cũng cần được lau chùi cho sạch sẽ, khô ráo tránh không bị ẩm mốc dễ gây bệnh.
Người cao tuổi thường có các bệnh nền mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường hay các bệnh về phổi tắc nghẽn, loãng xương và khớp,... Không chỉ vậy, người cao tuổi còn phải uống nhiều loại thuốc điều trị các bệnh nền nên cơ thể sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng và dễ bị nhiễm virus hơn người trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, nếu bị nhiễm virus người cao tuổi rất ít có đủ sức đề kháng để chống lại bệnh nên sẽ khởi động một chuỗi rối loạn kèm theo trên các nền bệnh mạn tính như suy thận, suy gan và suy đa tạng khiến quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn.
Tham khảo thêm cẩm nang phòng tránh dịch bệnh Covid-19 tại Đây!
Để người cao tuổi có thể tránh được dịch bệnh thì những người cao tuổi đặc biệt người cao tuổi có các bệnh nền mạn tính cần hạn chế tham gia các lễ hội hay đến nơi tụ tập đông người. Việc nghiêm túc thực hiện vệ sinh tay chân sạch sẽ, tránh xa các nguồn lây nhiễm và ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng.
Đặc biệt, người cao tuổi thường khá lười uống nước khi trời lạnh do không có nhu cầu uống và ngại di chuyển. Do đó, đối với người già các gia đình nên chủ động đun nước ấm hoặc sử dụng các loại trà pha ấm để người già có nhu cầu uống nước tăng lên. Ngoài nước lọc có thể bổ sung bằng nước trà hay nước hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
Có rất nhiều trường hợp không thể phân biệt được rõ nhiễm Covid-19 hay nhiễm cảm lạnh. Do đó, Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm tại Việt Nam cho biết: Khi bị bệnh người bệnh xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau họng, sổ mũi hay nhức đầu, rét run và kèm theo ho, tức ngực, nặng hơn là khó thở,... Vì virus gây bệnh nặng sẽ tùy theo cơ quan bị tổn thương mà có các biểu hiện khác nhau.
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nên việc điều trị tốt nhất chính là phòng tránh bệnh. Vì các biện pháp điều trị Covid-19 chỉ mang tính hỗ trợ, bệnh nhân có thể sống sót cho đến khi tự phục hồi bệnh.
Những trường hợp có nhiều bệnh nền, bệnh mạn tính như người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn. Một số người nhiễm virus Covid-19 không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng và các triệu chứng không rõ ràng gây nhiều khó khăn cho quá trình phát hiện bệnh và cách ly kịp thời.
Do đó, những trường hợp nghi nhiễm trùng đường hô hấp cấp có các biểu hiện khó thở và có các yếu tố sau cần lập tức đến bệnh viện thăm khám để nhận điều trị kịp thời như:
- Có tiền sử đi qua, đến hay trở về từ vùng dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.
- Những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc hay nghi nhiễm Covid-19.
Cần đảm bảo thực hiện đúng và nghiêm túc quá trình phòng tránh bệnh để dịch covid-19 không bùng phát và lây lan ra cộng đồng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn