Những cội đào 'nhỏ máu'

20:26 | 23/01/2016;
Những gốc đào cổ thụ đang bị chặt tận gốc để đưa xuống phố. Trong khi dân chơi thị thành coi đây là thú lạ thì những chàng trai người Mông, Dao, Thái… lại xem là cơ hội kiếm Tết. Vậy là mùa xuân núi rừng bị bức tử.

Bất chấp thời tiết rét buốt và mưa lạnh, từ khắp các ngả đường dẫn về thị xã Nghĩa Lộ, người dân ùn ùn chở đào về bán cho thương lái. Còn nửa tháng nữa mới đến Tết, nhưng cảnh mua bán ở nơi đây diễn ra vô cùng tấp nập. 

Cành đào rừng này được các chàng trai Mông ra giá 1,5 triệu đồng. Gốc đào càng to thì giá càng cao


Từ lâu đào rừng đã được các thương lái dưới xuôi săn nùng rao riết vì loài hoa của miền sơn cước này có vẻ đẹp hoang sơ và khỏe khoắn. Đào rừng có 2 loại, đào mốc và đào phai. Giống đào mốc mọc ở các bản xa xôi luôn được giá hơn so với đào phai. Đào mốc thân xù xì, nhiều cành, nụ mập và dáng khỏe. Thân đào luôn là biểu tượng cho sự dạn dày sương gió nơi núi rừng. Hơn nữa đào mốc nở rất đúng dịp Tết.

Ở các bản vùng sâu vùng xa của huyện Mù Cang Chải, giờ cũng đang dần vắng bóng những gốc đào cổ thụ


Một cành đào mốc to, đẹp bán ngay tại vườn giá hơn 1 triệu đồng. Giá bán tại thị xã Nghĩa Lộ khoảng 3 triệu đồng. Có những gốc đào mốc cổ thụ gốc to bằng cột nhà sàn, giá được bán lên đến cả chục triệu đồng. Loại đào bình thường giá cũng từ vài trăm nghìn đến 1 triệu đồng. 

Vẻ đẹp nên thơ của bản đang bị chuyển dần về xuôi. Những thân đào cổ cụ đang bị săn nùng ráo riết



Vẻ đẹp này đang dần bị biến mất. Trưởng bản La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) Giàng A Nhà thở dài nói: Giờ đây, xuân về bản trơ trọi, buồn hiu hắt. Ở núi rừng nhưng người dân nơi đây bắt đầu nhớ hoa đào rồi".

Những cây đào trong nhà dân đang hết dần, các chàng trai người Mông, người Dao phải cất công lên tận rừng sâu mới tìm được cổ thụ. Mùa xuân của núi rừng đang bị bức tử. Hiện chính quyền địa phương nơi đây chưa có biện pháp gì để ngăn chặn tình trạng này.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn