Đây là những con vật mà bạn không thể ngờ chúng có bộ lông rực rỡ sắc màu kỳ lạ như vậy.
Cho tới nay các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác giải thích sự biến đổi màu sắc của các con vật này. Họ suy đoán có thể các con vật này sống ở nơi nguồn nước bị ô nhiễm, có thể do phản ứng với thức ăn hoặc do nhuộm màu nhân tạo, và cũng có trường hợp là do bệnh bạch tạng.
Châu chấu màu hồng trông như vừa được "tô son điểm phấn".
Bộ lông đặc biệt khiến chú nai trở nên đáng yêu hơn.
Đúng như một bức tranh nhiều màu với những nét chấm phá trên khuôn mặt chú chó.
Nếu con cá heo nào sinh ra cũng có màu hồng thì cũng thú vị đấy chứ!
Một chú cún màu xanh lạc loài trong đàn cún mới chào đời.
Con cá sấu màu da cam trông lại thân thiện hơn hẳn! Trên đường đi làm, bà Sylvia Mythen sống ở Venice, Florida, Mỹ, đã phát hiện ra một con cá sấu màu cam. Các nhà sinh vật học cho rằng màu cam của con cá sấu là do ảnh hưởng của môi trường sống.
Đúng là tạo hóa đã để rơi khay sơn màu vào thân mình con rắn này.
Một con công như bị ai đó nhuộm màu nhưng đang nhuộm thì lại bận việc khác...
Anh chàng họa sĩ nào vẽ tranh trên bộ lông của anh bạn đấy?
Một con khỉ bạch tạng đang sống trong công viên Barcelona sau khi bị bắt ở Guinea Xích đạo vào năm 1966.
Chú cá heo bạch tạng mang tên Pinky với màu hồng kỳ lạ.
Một chú chim bồ câu màu hồng được phát hiện tại Anh đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Sự xuất hiện của chim bồ câu màu hồng là rất hiếm. Các chuyên gia cho rằng chú chim này có nguồn gốc ở khu vực Mauritius, Ấn Độ Dương.
Con sóc màu tím này được phát hiện tại một trường trung học ở Hampshire, Anh vào năm 2008. Người ta cho rằng màu tím của con sóc là do nhuộm bởi mực in.
Những con báo đen được coi là một dạng biến dị di truyền xảy ra ở những loài mèo lớn. Đây không phải là một loài riêng vì không có sự cách ly giao phối với các nhóm khác.
Nhắc đến chim cánh cụt, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh chú chim có lông trắng và đen nhưng loài chim cánh cụt có bộ lông đen tuyền như thế này quả thực vô cùng kì lạ. Sinh sống ở khu vực Nam cực, loài chim cánh cụt này được nhận định là một dạng đột biến và xác suất xảy ra vô cùng thấp.
Thằn lằn đen là một trong những loài vật khá thân thuộc ở Australia và New Zealand.
Mùa đông đến là phải đi tất cẩn thận các bạn nhé.
Ai đó viết số 7 lên mặt anh bạn thế?
Chưa thấy mèo "2 mặt" bao giờ hay sao mà nhìn ghê thế.
Cá sấu, rùa và cả ngựa đều không thể tránh khỏi bệnh bạch tạng khiến thân hình trắng muốt.
Con công với bộ lông trắng muốt như vừa bước ra từ cổ tích.
Không cần môi trái tim, tôi có hẳn mũi trái tim đây này.
(Nguồn: Wittyfeed)