Nhắc đến yếu tố quyết định sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, nhiều người vẫn hay nhắc đến gen di truyền như một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố lớn nhất có ảnh hưởng. Song, dù áp dụng phương pháp nào chăng nữa, điều bố mẹ không thể bỏ qua chính là các giai đoạn "vàng" tăng trưởng của trẻ vì thông qua đó, bố mẹ có thể giúp trẻ tăng chiều cao tốt hơn.
Theo BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi đồng I, TP. HCM), không phải ở mọi độ tuổi trẻ đều có khả năng tăng chiều cao tốt, theo đó sẽ có một số giai đoạn được coi là giai đoạn "vàng" tăng trưởng, bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn bào thai đến 3 năm đầu đời, giai đoạn 4-6 tuổi, giai đoạn tiền dậy thì và giai đoạn dậy thì.
Dưới đây là những điều bố mẹ cần lưu ý trong các giai đoạn này để chăm con cho đúng.
- Giai đoạn bào thai:
Đây là giai đoạn rất quan trọng. Trẻ sẽ dài ra và phát triển nhanh trong bụng mẹ. Theo đó, mẹ cần được ăn uống đầy đủ, đa dạng, chú trọng thức ăn giàu canxi và bổ sung vitamin D, sắt, can-xi. Đồng thời không căng thẳng, nên nghỉ ngơi nhiều để con phát triển tốt.
- Giai đoạn 3 năm đầu đời:
Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn đặc biệt quan trọng. Theo WHO, chiều cao lúc này ảnh hưởng 60% chiều cao trưởng thành. Tuy nhiên, các giai đoạn sau cũng vẫn cần được chăm tốt để đạt hiệu quả tối ưu.
Từ 0 đến 12 tháng: Tăng tới 25cm/năm (nếu chăm sóc tốt).
Từ 1 đến 3 tuổi: Tăng 10cm/năm (nếu chăm sóc tốt).
Ngoài ra, cũng theo BS. Trương Hữu Khanh, bố mẹ nên đặc biệt chú ý vào giai đoạn trước 3 tuổi, bởi nếu bỏ lỡ sẽ khó có cơ hội giúp trẻ phát triển chiều cao như kỳ vọng. Theo đó, bố mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất, đạm, mỡ, đặc biệt là sữa.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao của trẻ sẽ bị chậm hơn, dao động trong khoảng từ 5 đến 8cm/năm tùy từng trẻ và mức độ chăm sóc.
Song, mặc dù ở giai đoạn này trẻ có thể tăng chậm nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng để con phát triển tốt, tạo bước đà cho giai đoạn sau.
Giai đoạn này cần phát hiện sớm. Thông thường trẻ sẽ chưa có dấu hiệu dậy thì nhưng nếu để ý kĩ sẽ thấy trẻ cao nhanh hơn bình thường chỉ trong vòng vài tháng.
Trong giai đoạn này, bố mẹ không chỉ nên bổ sung dưỡng chất cho trẻ mà còn cần cho trẻ luyện tập vận động thể thao, ngủ đủ giấc (nên ngủ trước 9h tối).
Bố mẹ cần tăng lượng sữa lên cho trẻ, duy trì ở mức 500-600ml/ngày. Ngoài ra, nếu cần bố mẹ có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để giúp trẻ ăn đủ chất hơn.
Đây chính là giai đoạn "vàng" cuối cùng để trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao, sau dậy thì tốc độ tăng sẽ hạn chế hơn, chậm dần và không tăng được nữa.
"Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ dậy thì ở một thời điểm khác nhau nên điều bố mẹ cần làm chính là tập trung ở tất cả các giai đoạn", BS. Trương Hữu Khanh nhấn mạnh.
Song, trong giai đoạn này bố mẹ cần tiếp tục cho trẻ uống sữa (khoảng 600ml), ăn sữa chua, phô-mai và cung cấp can-xi bằng các loại can-xi dạng uống.
Những năm đầu đời và trong độ tuổi trẻ dậy thì, sự phát triển thể chất của trẻ xảy ra một cách vượt bậc, thậm chí cha mẹ có thể thấy rõ qua từng tháng. Để được như vậy, khía cạnh quan trọng nhất làm tăng chiều cao cho trẻ là bố mẹ cần đảm bảo bé có được một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng:
Bú đủ sữa trẻ mới đủ cân, trong giai đoạn này sữa là thức ăn chính, nhưng bố mẹ nên bổ sung thêm vitamin D để giúp trẻ hấp thu đủ lượng can-xi cần thiết cho cơ thể.
- Đối với trẻ trên 6 tháng:
Ở lứa tuổi này, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng cách, đủ sữa, đủ vitamin D (có thể bổ sung thêm K2) để tăng can-xi cho xương và răng được chắc khỏe.
Ngoài ra, mẹ cũng nhớ thêm dầu, mỡ vào thức ăn trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ. Bởi quá nhiều đạm mà thiếu dầu thì trẻ nhiều khả năng sẽ bị còi đi chứ không đủ cân.
Trẻ trên 6 tháng cần ít nhất 900ml sữa, sau đó bố mẹ có thể điều chỉnh theo mức giảm dần xuống 700-800ml (từ 7 đến 12 tháng).
- Đối với trẻ trên 1 tuổi:
Ngoài vận động thể thao, dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng bố mẹ không thể bỏ qua.
Theo đó, một chế độ dinh dưỡng cân đối cần được cung cấp đủ các nhóm chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Đồng thời chú trọng thực phẩm giàu canxi, bổ sung vitamin D để hấp thu canxi và vitamin K2 để gắn canxi vào xương, tăng chiều cao.
Bổ sung 500-700 ml sữa/ngày cho trẻ.
Trong trường hợp muốn bổ sung thêm vitamin D và K2 cho trẻ, bố mẹ có thể bổ sung ngoài liều dự phòng bằng các sản phẩm dạng xịt hoặc nhỏ giọt, dạng viên đều được bởi vitamin D và K2 đều có rất ít trong thực phẩm.
Không chỉ thế, một lưu ý quan trọng hơn cả chính là phải tích cực cho trẻ vận động, vui chơi với các hoạt động ngoài trời; hạn chế xem tivi, điện thoại… và cho trẻ ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc để góp phần tiết hooc-mon tăng trưởng. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc rèn luyện thể dục, thể thao là rất cần thiết. Trẻ quen lối sống thụ động, ngồi một chỗ, lười vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao. Các hoạt động thể dục thể thao bố mẹ có thể cho trẻ tham gia như: Các bài tập kéo giãn cơ thể, bơi lội và chạy bộ…
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn