Lao là một trong các bệnh truyền nhiễm phổ biến và rất nguy hiểm khi dễ dàng lây lan và để lại nhiều hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho người mắc, thể lao thường gặp nhất trên thực tế là lao phổi.
Đặc biệt đối với đối tượng trẻ em, bởi hệ miễn dịch còn yếu nên khả năng bị lây nhiễm là rất dễ dàng. Do vậy, tiêm phòng lao cho trẻ là cách hiệu quả nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng tránh lao hiệu quả nhất hiện nay.
Theo các khuyến cáo y tế, vacxin phòng lao có thể được tiêm ngay sau khi sinh, và khoảng thời gian tiêm phòng vacxin lao cho trẻ tốt nhất là vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh. Tiêm phòng lao khi diễn ra càng muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ càng giảm dần theo thời gian. Do đó, người ta thường chỉ tiêm phòng vacxin lao cho trẻ trong tối đa 28 ngày sau khi sinh.
Trong những trường hợp đặc biệt nhất định, nếu tình trạng của trẻ không đạt trạng thái tốt nhất để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng như trẻ đang sốt, trẻ có các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ bị viêm nhiễm ngoài da, trẻ sinh non, suy dinh dưỡng,... thì lịch tiêm phòng vacxin lao cho trẻ có thể được hoãn lại theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thời điểm tiêm phòng cho các trẻ này cũng nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ đáp ứng các yêu cầu sức khỏe.
Mặc dù tiêm phòng vacxin lao cho trẻ là rất an toàn, nhưng trên thực tế, sau khi tiêm vacxin phòng lao cho trẻ thì một số phản ứng nhẹ của cơ thể đối với vacxin có thể xảy ra. Những phản ứng của trẻ sau khi tiêm phòng lao thường thấy như:
- Xuất hiện nốt nhỏ ngay sau khi tiêm tại vị trí tiêm thuốc, thường hết rất nhanh.
- Sốt nhẹ, sưng hạch tại vị trí tiêm xuất hiện sau tiêm, nhưng thường từ hết sau khoảng 1-3 ngày.
- Xuất hiện vết loét tại vị trí tiêm (sau 2 tuần), loét tự khỏi để lại sẹo. Khi sẹo xuất hiện chứng tỏ tiêm phòng lao thành công.
Những phản ứng trên là những đáp ứng miễn dịch bình thường của cơ thể trẻ đối với vacxin. Do vậy cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng của trẻ.
Trong một số trường hợp, cơ thể trẻ có thể đáp ứng quá mức với tiêm chủng vacxin lao, biểu hiện bằng nhiều triệu chứng dữ dội như sốt cao kéo dài, quấy khóc nhiều, li bì, lơ mơ, bỏ bú, khó thở, sưng mủ to tại chỗ tiêm ( lớn hơn 1,5cm),... thì trẻ nên được đưa đến gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.
Mặc dù vacxin phòng lao hiện nay đang được sử dụng là vacxin sống giảm độc lực, nhưng các kiểm nghiệm thực tế tỷ lệ nhiễm lao thực sự khi sử dụng vacxin là rất thấp. Chỉ 1/1 000 000 trẻ sử dụng vacxin lao bị mắc lao thực sự, và thường là những trẻ có HIV bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch nặng (do thuốc, bệnh mãn tính).
- Kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của trẻ, chỉ cho trẻ tiêm chủng khi đạt các yêu cầu sức khỏe như không sốt, không mắc bệnh nhiễm khuẩn, không dùng thuốc ức chế miễn dịch,... đồng thời khai báo rõ ràng với bác sĩ về tình trạnh của trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ phiếu tiêm chủng, khai báo danh sách các thuốc trẻ đã và đang sử dụng (đặc biệt với các thuốc dùng trên 2 tuần), tiền sử dị ứng thuốc của trẻ để đối với bác sĩ tiêm chủng.
- Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá đói hoặc quá no sau tiêm.
- Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, mặc quần áo phù hợp (đủ ấm nếu trời lạnh, thoáng mát khi trời nóng, dễ mặc và dễ cởi,...) để hạn chế nhiễm khuẩn và thao tác tiêm dễ dàng hơn.
- Theo dõi tốt tình trạng sức khỏe trẻ sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng (trong 30 phút) và tại nhà. Phát hiện sớm các biểu hiện nặng bất thường sau tiêm phòng vacxin lao cho trẻ và thông báo sớm cho bác sĩ.
- Đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ sau tiêm.
- Vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ sau tiêm, tuyệt đối không đắp lá hoặc các phương pháp truyền miệng lên vị trí tiêm để tránh bội nhiễm.
Có thể thấy rằng, tiêm phòng vacxin lao cho trẻ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng chống bệnh lao. Vì thế, các bậc cha mẹ hãy cho trẻ đi tiêm phòng vacxin lao cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quy định để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn