Những điều cần biết về hiện tượng ngực xệ ở tuổi dậy thì

08:22 | 19/05/2022;
Không chỉ khi lão hoá mới khiến ngực bị chảy xệ mà ngực còn có thể chảy xệ ở độ tuổi dậy thì. Vậy đâu là lý do khiến ngực xệ ở tuổi dậy thì và khắc phục tình trạng này bằng cách nào?

Thông thường tình trạng ngực sẽ có dấu hiệu bị chảy xệ cũng như lão hóa khi phụ nữ lớn tuổi. Nhưng cũng có không ít trường hợp ngực xệ ở tuổi dậy thì mà không rõ nguyên nhân. Do đó, việc phát hiện cũng như tìm đúng nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục tình trạng ngực chảy xệ ở tuổi dậy thì là điều vô cùng cần thiết.

1. Nguyên nhân nào khiến ngực xệ ở tuổi dậy thì?

Sự thay đổi về tâm lý, sinh lý cũng như cả bên trong lẫn bên ngoài của cơ thể nữ giới khiến cho nữ giới thay đổi nhiều về hình dáng bên ngoài. Không chỉ vậy, sự thay đổi khi gia tăng estrogen còn khiến ngực của nữ giới phát triển nhanh hơn cả về hình dáng lẫn kích thước.

Trong nhiều trường hợp sự thay đổi về vòng 1 của nữ giới đều khiến bộ ngực to hơn và khá săn chắc. Nhưng cũng có không ít trường hợp gây ra tình trạng ngực xệ ở tuổi dậy thì và ngực xệ khi còn trẻ khiến nữ giới chịu ảnh hưởng tâm lý tương đối nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân cụ thể có thể làm gia tăng nguy cơ ngực xệ ở tuổi dậy thì gồm:

- Di truyền:

Tình trạng ngực xệ ở tuổi dậy thì có thể xảy ra do nguyên nhân di truyền khi trong gia đình có thành viên như bà hoặc mẹ, chị gái có ngực chảy xệ sớm thì tình trạng này có thể xuất hiện ở bạn. Do đó, di truyền cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị chảy xệ nhiều hơn.

Những điều cần biết về hiện tượng ngực xệ ở tuổi dậy thì - Ảnh 1.

Tuổi dậy thì việc ngực chưa được định hình ổn định nên thường xuyên sinh hoạt, ngủ sai tư thế còn khiến ngực bị chèn ép, kém săn chắc cũng như gây ra hiện tượng chảy xệ - Ảnh Internet

- Dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng ở mỗi người sẽ khác nhau, trong khi đó giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển nhanh. Đối với chế độ dinh dưỡng mất không phù hợp hoặc ăn uống mất cân đối, không đủ chất dinh dưỡng, thiết chất dinh dưỡng còn có thể khiến các mô ngực kém phát triển. Đây còn là một trong những nguyên nhân khiến ngực không săn chắc và bị chảy xệ.

Hơn nữa, việc ăn thừa chất còn có thể khiến cơ thể bị tăng cân nhanh, điều này khiến lượng mỡ tích tụ ở ngực, khiến cho da ngực giãn ra một cách bất thường và đây là nguyên nhân khiến ngực bị chảy xệ và gây hiện tượng chùng nhão.

Đọc thêm:

 Vòng 1 quá khổ khiến bạn lo ngại, làm sao để ngực nhỏ lại?

 Cô gái trẻ bị lở loét vòng 1 do đến 1 spa nâng ngực: Nâng treo ngực sa trễ cần lưu ý gì?

- Thả rông:

Không mặc áo ngực là thói quen tốt cho ngực giúp ngực được thoải mái. Tuy nhiên việc thường xuyên thả rông cũng là nguyên nhân khiến ngực không được nâng đỡ. Tình trạng này còn có thể khiến cơ ngực bị giãn, gây hiện tượng ngực xệ ở tuổi dậy thì.

- Ngủ và sinh hoạt sai cách:

Tư thế ngủ hoặc sinh hoạt chưa đúng còn có thể khiến cho ngực bị chảy xệ. Một số thói quen xấu gây hại và ảnh hưởng tới ngực gồm: Nằm sấp khi ngủ, thường xuyên ngồi khom lưng và không đi thẳng người gây ảnh hưởng đến dáng ngực.

Đặc biệt, đối với tuổi dậy thì, việc ngực chưa được định hình ổn định nên thường xuyên sinh hoạt, ngủ sai tư thế còn khiến ngực bị chèn ép, kém săn chắc cũng như gây ra hiện tượng chảy xệ.

2. Nhận biết ngực xệ bằng cách nào?

Ngực xệ ở tuổi dậy thì là vấn đề ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như tâm lý của bạn gái. Tuy nhiên các bạn nữ ở độ tuổi dậy thì thông thường đều chưa có kinh nghiệm để chăm sóc ngực hoặc có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường ở ngực.

Một số dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nữ hiểu rõ và nắm chính xác hơn về cách nhận biết ngực chảy xệ sớm để có các biện pháp khắc phục kịp thời.

2.1. Ngực chảy xệ dựa trên độ dài

Ngực chảy xệ dựa trên độ dài được chia ra làm 3 dạng gồm:

- Ngực chảy xệ mức độ nhẹ: Đây là tình trạng khi núm vú đã trễ xuống thấp hơn so với trạng thái bình thường từ 2 đến 5 cm.

- Ngực ở mức độ chảy xệ trung bình: Tình trạng này khiến ngực có núm vú trễ xuống thấp hơn so với trạng thái bình thường từ 5 đến 10 cm.

- Khi ngực chảy xệ ở mức độ nặng: Lúc này núm vú của phụ nữ đã có thể trễ xuống thấp hơn trạng thái bình thường trên 10 cm.

2.2. Ngực xệ ở tuổi dậy thì dựa trên độ đàn hồi của ngực

Còn tùy thuộc vào độ đàn hồi cũng như săn chắc của ngực mà có thể nhìn thấy ngực chảy xệ ở mức độ nào. Có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng ngực chảy xệ dựa trên cách thử trước và sau khi mặc áo ngực.

Đối với trường hợp không mặc áo ngực mà bầu ngực bị kéo xuống, chùng và nhão nhiều thì lúc này có thể thấy ngực đã mất đi độ đàn hồi cũng như xuất hiện tình trạng chảy xệ.

3. Hướng dẫn khắc phục hiện tượng ngực xệ ở tuổi dậy thì

Đối với ngực chảy xệ ở tuổi dậy thì, tình trạng này không quá hiếm gặp. Vậy để khắc phục tình trạng ngực chảy xệ ở tuổi dậy thì cần thực hiện một số nguyên tắc sau:

3.1. Khắc phục tự nhiên

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cần bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và tốt cho vòng ngực. Cần chú ý ăn nhiều protein, rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Nên hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, rượu bia...

- Nên thường xuyên massage ngực, đây là cách giúp cho máu lưu thông tốt hơn. Không những thế còn giúp cơ ngực săn chắc hơn và hạn chế tình trạng ngực chảy xệ một cách tốt nhất. Để quá trình masage ngực hiệu quả có thể kết hợp với một số loại tinh dầu trên da ngực giúp da mềm mại, chống lão hóa tốt.

Những điều cần biết về hiện tượng ngực xệ ở tuổi dậy thì - Ảnh 3.

Massage ngực đúng cách là một cách cải thiện tình trạng ngực xệ ở tuổi dậy thì một cách đáng kể - Ảnh Internet

- Tập thể dục, đây là cách giúp nữ giới ở độ tuổi dậy thì có thể phát triển thể chất khỏe mạnh và toàn diện. Đặc biệt tập thể dục còn hỗ trợ cải thiện tăng chiều cao đáng kể. Trong khi đó một số bài tập như bơi, chống đẩy, plank đều có tác dụng giúp tăng sự phát triển cơ ngực và giúp ngực săn chắc hơn.

3.2. Thẩm mỹ

Hiện nay có rất nhiều cách cải thiện được tình trạng ngực chảy xệ. Một trong những cách đó là thẩm mỹ ngực. Tuy nhiên ở tuổi dậy thì thì phụ huynh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi can thiệp.

Còn tùy thuộc vào tình trạng ngực chảy xệ mà bạn nữ đang mắc phải có thể thực hiện thẩm mỹ với mục đích cải thiện ngực chảy xệ bằng cách cách:

- Treo ngực sa trễ, đây là cách giúp khắc phục tình trạng ngực chảy xệ ở mức độ nhẹ. Thực hiện biện pháp này bác sĩ sẽ phẫu thuật với mục đích loại bỏ một phần mô mỡ thừa và da thừa rồi khâu thẩm mỹ với mục đích thắt chặt các mô xung quanh để giúp khuôn ngực được kéo lên nhằm định bình bầu ngực để ngực không chảy xệ.

- Thực hiện treo ngực sa trễ kết hợp với nâng ngực, trường hợp này được thực hiện khi ngực không có sẵn mô ngực và bác sĩ cần thực hiện treo sa trễ cùng với việc đặt túi ngực. Đây cũng là cách giúp cải thiện tình trạng ngực xệ ở tuổi dậy thì và giúp ngực nữ giới căng tròn, đầy đặn tự nhiên.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn