Thực tế, muốn nuôi dạy con trai trở thành một người đàn ông tốt thì nền tảng và hiểu biết về tâm lý tuổi dậy thì ở con trai là điều vô cùng cần thiết. Đối với phụ huynh đang nuôi con ở tuổi dậy thì, việc loay hoay lo lắng về nuôi dưỡng con trai vô cùng quan trọng.
Con trai ở độ tuổi dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Cụ thể, một số thay đổi chính của con trai khi bước vào giai đoạn dậy thì diễn ra như sau:
Đối với con trai, về hành vi của con trai sẽ thay đổi rất lớn và tuổi dậy thì của con trai thường bị chi phối bởi nội tiết tố, thay đổi tâm sinh lý ở tuổi dậy thì. Thời gian dậy thì của con trai có thể bắt đầu từ năm 10 tuổi đến năm 14 tuổi và sẽ kết thúc ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi.
Một số đặc điểm thay đổi về thể chất của con trai diễn ra như sau:
- Khi dậy thì, chiều cao của con trai sẽ tăng nhanh, chiều cao thậm chí có thể tăng lên đến 10 cm mỗi năm.
- Hình thể con trai có thể xuất hiện với các cơ bắp.
- Xảy ra tình trạng vỡ giọng, khi đó giọng trầm và khàn hơn.
- Bắt đầu có các cảm xúc cũng như hành vi trong mối quan hệ với bạn khác giới và các vấn đề có liên quan đến tình dục.
Trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ thay đổi rất nhiều về tính cách, sở thích cũng như tâm lý trẻ thất thường hơn. Đặc biệt, thời gian dậy thì trẻ dễ thay đổi xung động và cảm xúc, vì thế đây là nguyên nhân khiến rất nhiều phụ huynh có con trai đang trong giai đoạn dậy thì gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý của con em mình.
Các cảm xúc của con trai ở trong độ tuổi dậy thì sẽ xuất hiện rất nhiều cung bậc khác nhau, cụ thể một số thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ xuất hiện gồm:
- Khi dậy thì, con trai sẽ bộc lộ các cảm xúc mạnh mẽ, mãnh liệt. Do đó, tâm trạng của con lúc này rất khó dự đoán, các thăng trầm trong cảm xúc này xảy ra một phần do não bộ của con trai vẫn đang học cách kiểm soát và thể hiện cảm xúc theo cách trưởng thành.
- Trong thời gian dậy thì của mình, con trai sẽ nhạy cảm hơn với người khác. Đến khi con dậy thì xong, lúc này con mới có thể hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn.
- Xuất hiện các thay đổi về nhận thức của bản thân, về lòng tự trọng và vẻ bề ngoài. Một số có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình hoặc đem cơ thể của mình so sánh với cơ thể các bạn đồng trang lứa.
- Xảy ra cách hành xử bốc đồng, vì trong độ tuổi dậy thì kỹ năng đưa ra quyết định của con trai vẫn đang phát triển. Điều này khiến con trai dậy thì vẫn đang học hỏi rằng, các quyết định, hành động của mình có thể sẽ đem lại hậu quả, thậm chí đem lại rủi ro.
Con trai khi dậy thì sẽ xuất hiện rất nhiều thay đổi dẫn đến cách con trai tương tác với mọi người xung quanh có các khác biệt nhất định có thể kể đến như:
- Muốn độc lập, thường ở tuổi dậy thì con trai muốn được tự quyết định nơi con đi, cách thức di chuyển hay thời gian dành cho ai cũng như tiêu tiền vào việc gì.
- Con trai ở độ tuổi dậy thì muốn nhận nhiều trách nhiệm hơn ở nhà và cả ở trường.
- Mong muốn được trải nghiệm cuộc sống, những thứ mới mẻ, khám phá khả năng và giới hạn của bản thân.
- Tìm hiểu về bản thân, giá trị cá nhân của mình.
- Bạn bè của con trai dậy thì đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đối với bạn bè đồng trang lứa thường sẽ có các ảnh hưởng đến tâm lý tuổi dậy thì ở con trai. Một số ảnh hưởng có thể kể đến như hành vi, ngoại hình, sở thích, lòng tự trọng... Trong khi đó bố mẹ sẽ có ảnh hưởng đến các vấn đề lâu dài như: chọn nghề nghiệp, giá trị và đạo đức của trẻ.
- Các phương tiện truyền thông, internet, mạng xã hội có thể gây ra ảnh hưởng đến cách con trai dậy thì giao tiếp với bạn bè cũng như học hỏi thế giới xung quanh.
Những thay đổi trong độ tuổi dậy thì sẽ khiến con trai hình thành tính cách về sau. Vì vậy, để con trai dậy thì không gặp khủng hoảng, phụ huynh cần làm gì?
Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì, phụ huynh phải trở thành tấm gương tốt, hình mẫu cho các mối quan hệ tích cực với bạn bè, con cái, đồng nghiệp. Từ đó, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ được hình thành tốt nhờ việc quan sát các mối quan hệ, sự tôn trọng, đồng cảm cũng như cách giải quyết xung đột từ bố mẹ mình một cách tích cực.
Cha mẹ làm quen với bạn bè của con cũng là một cách khiến con trẻ cảm thấy được chào đón, hơn nữa đây còn là cách giúp bố mẹ duy trì các mối quan hệ xã hội của con em mình. Ngoài ra, hành động kết bạn với bạn bè của con giúp bố mẹ hiểu bạn bè của con, hiểu bạn bè quan trọng với con như thế nào để giúp phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai tốt hơn.
Hơn nữa, nếu bố mẹ lo lắng về bạn bè của mình, bố mẹ còn có thể hướng dẫn con mình đến các nhóm bạn bè khác. Lưu ý, tránh cấm hoặc chỉ trích bạn bè của con, đây còn có thể trở thành vấn đề và gây phản tác dụng gây hại, gây ra mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái.
Phụ huynh có con ở độ tuổi dậy thì cần chú ý lắng nghe ý kiến của con, việc lắng nghe ý kiến con tích cực còn là cách giúp củng cố mối quan hệ của bố mẹ với con cái.
Học cách lắng nghe ý kiến của con một cách tích cực bằng cách: phụ huynh cần dừng việc mình đang làm để lắng nghe khi con nói chuyện, chia sẻ. Nếu con đang chưa sẵn sàng, hãy tôn trọng cảm xúc và ý kiến của con ngay cả khi quan điểm của con cái không giống với quan điểm của bố mẹ.
Đọc thêm bài viết: Một số những đặc điểm dậy thì ở nam giới mà bạn cần lưu ý
Làm cha, làm mẹ muốn hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai cần nói cho con biết về cảm xúc của bố mẹ trước các hành xử, hành động của con. Đây cũng là cách giúp con trai đang ở độ tuổi dậy thì học cách đọc và phản ứng với cảm xúc.
Không những thế, cởi mở với con còn là một cách tạo ra thói quen tích cực, giúp con kết nối và mang tính xây dựng với mọi người xung quanh.
Ngay khi bố mẹ nói về các mối quan hệ như tình dục, giới tính với con trai một cách cởi mở, không phán xét sẽ giúp thúc đẩy sự tin tưởng giữa con trai với bố mẹ, đồng thời còn giúp nuôi dưỡng tâm lý tuổi dậy thì ở con trai một cách lành mạnh.
Phụ huynh cần tìm ra các thời điểm hàng ngày khi có thể dễ dàng trao đổi vấn đề này với con và chỉnh sửa các thông tin sai lệch, đưa ra sự thật thay vì ép con nên làm gì.
Đa số con trai ở độ tuổi dậy thì thường không muốn gần gũi với bố mẹ, thông thường sẽ ít chia sẻ và có xu hướng muốn giấu kín suy nghĩ, tâm tư của bản thân. Không những thế, con trai ở độ tuổi dậy thì cũng khó có thể diễn đạt cảm xúc.
Nhưng thay vì phớt lờ, bố mẹ cần tìm cách quan tâm, kiên nhẫn và hỏi han con với một số gợi ý như:
- Có thể đặt ra các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để con trai dậy thì có thể trả lời từng câu.
- Cố gắng nói chuyện với con thay vì giao tiếp bằng mắt quá nhiều.
- Tìm cách trò chuyện với trẻ khi đi thể thao cùng nhau, khi nấu ăn, khi chơi trò chơi... đây cũng là cách giúp trẻ dễ dàng chia sẻ hơn.
- Khi nói chuyện với trẻ, phụ huynh nên bình tĩnh và tránh để cảm xúc tiêu cực chiếm ưu thế, điều này sẽ khiến trẻ thu mình vào và không tìm đến cha mẹ mỗi khi gặp khó khăn.
- Nên cho trẻ thời gian, không nên lập tức thất vọng nếu con không thay đổi thái độ và hành vi ngay lập tức. Đối với trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, trẻ cần tiếp nhận thông tin sau đó xử lý.
- Trò chuyện chính là một chìa khóa dùng để kết nối với con cái.
Đối với bố mẹ, khi có con trai ở độ tuổi dậy thì cần đặt ra các giới hạn cũng như các quy tắc dựa trên các giá trị chung về an toàn, sức khỏe khi trẻ tham gia các hoạt động như xem ti vi, chơi game, đối với những việc được phép và không được phép làm.
Ngoài ra, phụ huynh cũng cần chỉ ra các vấn đề, hậu quả trẻ phải đối mặt khi bản thân vi phạm các nguyên tắc đặt ra. Lưu ý, không nên trừng phạt quá nghiêm khắc khi trẻ có hành vi sai, đây không phải cách phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai đúng cách và hiệu quả. Thậm chí, chính hành động phạt nghiêm khắc này còn có thể khiến trẻ khó chịu, xa lánh bố mẹ.
Cần hướng dẫn trẻ cách tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Hơn nữa, phụ huynh cũng không quên dạy trẻ tinh thần trách nhiệm và giúp cung cấp các thông tin cơ bản về việc chăm sóc bản thân cũng như cách dạy con trai ở tuổi dậy thì.
Phụ huynh có thể tìm cách chia sẻ với trẻ nhẹ nhàng hoặc tìm một số nguồn sách uy tín cho trẻ tự đọc, tìm hiểu. Chủ động chỉ cho trẻ cách hướng đến lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi đủ giấc để giúp tăng trưởng, phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ một cách tốt nhất.
Như đã biết, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai. Vì vậy, tìm hiểu và lựa chọn cách dạy con phù hợp được biết đến là điều vô cùng quan trọng, điều này còn giúp trẻ dễ dàng vượt qua khủng hoảng ở tuổi dậy thì cũng như giúp trẻ trở thành chàng trai mạnh mẽ hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn