Cách nay 75 năm, sau lời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được khai sinh (2/9/1945). Gắn liền với sự kiện trọng đại này, có nhiều có nhiều hiện vật, tài liệu đến nay vẫn còn lưu giữ được.
Bài hát "Tiến quân ca" được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác năm 1944. Ngày 16/8/1945, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) đã quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca. Ngày 2/9/1945, bài hát chính thức được cử hành trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.
Về sau, vào ngày 22/12/1994, nhạc sĩ Văn Cao có chép lại bài hát này và tặng cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Bộ quần áo kaki mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập, được may từ vải của cửa hiệu Phúc Lợi (số 48 Hàng Ngang). Cửa hiệu này, do doanh nhân Trịnh Văn Bô và Hoàng Thị Minh Hồ làm chủ.
Chiếc micro mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để đọc Tuyên ngôn Độc lập. Cũng tại chiếc micro này, Người đã nói câu nói đi vào bao thế hệ người Việt Nam: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?".
Chiếc micro được làm bằng than chì, mạ kền trắng cao 30cm, phần trên có hình tròn, đường kính 8cm, giữa có có mạng sắt, đế tròn rộng 16cm.
Người trực tiếp tham gia chuẩn bị cũng như lắp đặt chiếc micro này là cụ Nguyễn Dực (1921 - 1997), con trai út của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời cũng là chủ một cửa hiệu radio lớn nhất Hà Nội thời đó.
Bản đánh máy của bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại Quảng trường Ba Đình.
Bản Tuyên ngôn Độc lập được in thành sách, do Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Hồ Chính Minh đọc trong Ngày Độc lập (2/9/1945).
Sổ tay được Văn phòng Chính phủ dùng để ghi công việc hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 2/9/1945 đến ngày 17/10/1945.
Một trong những tờ báo hiếm hoi thời đó được xuất bản vào đúng ngày 2/9 với những tin bài: "Việt Nam độc lập muôn năm", "Chương trình chính thức cuộc 'Mít tinh' và biểu tình tại Hà Nội", "Một cuộc hội họp của phụ nữ"....
Tờ báo này có tên gọi là Đông Phát, trụ sở ở 94 Hàng Gai (Hà Nội) do ông Ngô Văn Phú làm chủ nhiệm và ông Hoàng Hữu Huy là chủ bút.
Sau ngày 2/9/1945, tờ Đông Phát đổi tên thành tên Gia Bao để biểu lộ tinh thần đoạn tuyệt triệt để những đấu vết của chế độ cũ và để kỷ niệm nền độc lập của nước Việt Nam mới.
Báo Nam Bộ, xuất bản ở Nam Bộ mừng Ngày Độc lập (2/9/1945): "Hồ Chủ tịch loan báo thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời".