Newport ở vị trí đắc địa, với biển bao quanh, khí hậu tốt lành, được xây dựng vào thế kỷ 18. Những người Mỹ giàu có và các gia đình thế lực đã đến đây mua đất, xây dựng nên những lâu đài từ bàn tay, khối óc của các kiến trúc sư và người thợ giỏi nhất nước Mỹ.
Phode Island nhìn từ xa |
Điều thú vị là những người đến sau không bao giờ bắt chước lối kiến trúc của người đã xây nên trên đảo này tồn tại bao nhiêu lâu đài thì có ngần ấy sắc thái khác nhau. Không một gia đình nào có thể sử dụng hết diện tích các lâu đài rộng lớn ấy nên từ năm 1945, Hiệp hội bảo trì của Hạt đã ra đời.
Hiệp hội này triển khai một siêu dự án tập hợp, bảo trì các tòa kiến trúc lộng lẫy dựa trên quỹ trao tặng, chúc thư hay các khoản tiền cho vay. Chính vì thế mà các du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng toàn bộ hay một phần (có những lâu đài gia chủ vẫn sinh sống và chỉ cho khách tham quan một phần nào đó) các di sản độc đáo ấy. Trong hành trình này, tôi có dịp ghé thăm 3 trong số hàng chục lâu đài ở Newport.
Hiệp hội này triển khai một siêu dự án tập hợp, bảo trì các tòa kiến trúc lộng lẫy dựa trên quỹ trao tặng, chúc thư hay các khoản tiền cho vay. Chính vì thế mà các du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng toàn bộ hay một phần (có những lâu đài gia chủ vẫn sinh sống và chỉ cho khách tham quan một phần nào đó) các di sản độc đáo ấy. Trong hành trình này, tôi có dịp ghé thăm 3 trong số hàng chục lâu đài ở Newport.
Lâu đài Marble House xinh đẹp |
Hunter House
Năm 1948, ngài Jonathan đã mua mảnh đất kéo dài hàng dặm này để xây lâu đài. Tòa nhà được trang trí, bày biện đặc biệt xuất sắc về nội thất. Những người thợ của các gia đình nổi tiếng Towsends và Goddards đẽo gọt, chạm khắc và lắp đặt bằng các loại nguyên liệu quý từ vùng Caribbean. Trải qua bao mưa gió của thời gian, màu sơn, màu gỗ dường như vẫn còn nguyên vẹn.
Cửa vào thật chói lọi và sang trọng theo phong cách cổ điển. Trên nóc cửa trang trí hình quả dứa màu xanh. Vị thuyền trưởng xưa kia muốn nói rằng: quả dứa được mang từ Tây Âu đến sẽ dành cho những ai muốn bước vào thưởng thức.
Hiệp hội bảo trì Newport đã dùng hình quả dứa đó trên dấu triện và logo vào năm 1947.
Kiến trúc theo phong cách Phục hưng |
Marble House
Ngài Willioma Kissam Vanderbilt là chủ sở hữu lâu đài này. Tòa nhà được dựng lên bên bờ Tây của đại lộ Bellevue Avenue phóng tầm nhìn ra những vách núi lô nhô của đại dương, với tổng chi phí 11 triệu đô la Mỹ.
Bên trong tòa nhà được trang trí lộng lẫy, đa sắc, chạm trổ tinh xảo, màu vàng chói lọi ở khắp nơi và nó được vinh danh là duy nhất, không có ngoại lệ nào tương tự. Phòng ăn được trang trí theo lối salon Hercules ở Versailles. Phía cuối lâu đài là một nhà uống trà kiểu Trung Hoa. Tòa nhà được dựng lên cuối thế kỷ 19, ban đầu có quy mô nhỏ, sau được nâng cấp dần.
Đến năm 1982, nó được hoàn chỉnh với tầm vóc lớn. Vào tháng 9 năm đó, ngài Đại sứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chai Zemin đã chính thức mở cửa khai trương nhà uống trà.
Đến năm 1982, nó được hoàn chỉnh với tầm vóc lớn. Vào tháng 9 năm đó, ngài Đại sứ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chai Zemin đã chính thức mở cửa khai trương nhà uống trà.
The Breakers
Năm 1893, ngài Cornelius Vanderbilt II quyết định trở thành chủ nhân của The Breakers bằng cách mua lại nó từ gia đình Pierre Lorillard với giá 450.000 USD. Trước đó 1 năm, ngôi nhà đã bị lửa thiêu rụi. Cornelius Vanderbilt II đã thuê các kiến trúc sư người Ý, Pháp thiết kế lại ngôi nhà.
Du khách thích thú thăm quan lâu đài The Breakers |
Phòng sảnh lớn được kiến trúc sư người Italia trang trí theo hai hàng cột lớn mang phong cách của phòng khách thần Appllo ở Versailles. Phòng nghe nhạc hình oval và phòng khiêu vũ được trang trí lộng lẫy theo phong cách Phục hưng.
Gây ấn tượng nhất là phòng ăn với hai tầng không gian rộng lớn. (khoảng 240m2). Nó được trang trí tinh xảo, cầu kỳ, chói lọi từ vòm nhà xuống cột và sàn cũng theo phong cách Phục hưng. Cuối cùng là nhà vườn rộng khoảng 2 mẫu Anh với đủ loại hoa lá cây cỏ. Đó cũng là nơi cung cấp hoa cho 7 lâu đài của Hiệp hội bảo trì.
Tái hiện phong cách sinh hoạt trong quá khứ |
The Breakers là lâu đài thu hút nhiều khách đến thăm nhất ở Newport. Hàng triệu khách đến đây đã giúp cho Hiệp hội có điều kiện về kinh phí để tu dưỡng và bảo trì ngôi nhà.
Một ngày lang thang trên đảo khiến tôi có cảm giác lạc vào thế giới cổ tích. Từ ngỡ ngàng, thám phục, mê đắm đến hân hoan. Đi trong những tòa lâu đài, tôi cũng như các du khách khác phải tuyệt đối giữ yên lặng và hầu như không được phép chụp ảnh. Ra đến khu sân vườn hoa lá thì trẻ em nô đùa, người lớn hớn hở tạo dáng chụp ảnh. Đúng là sự kỳ thú hiếm gặp trong đời.