1. Hạt mít
Hạt mít rất giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin, chất xơ và các hợp chất chống vi trùng, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn. Hạt mít hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu. Hạt mít cũng chứa một lượng chất xơ tốt ngăn ngừa loét dạ dày. Trong khi đó, lượng vitamin A dồi dào có trong hạt mít giúp đôi mắt sáng khỏe. Bột hạt mít rang khô thay thế cho bột trắng để nướng bánh. Luộc hạt mít ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Những lợi ích sức khỏe của quả mít
2. Hạt lựu
Nhiều người khi ăn lựu thường cố bỏ hạt, thói quen này không những phiền phức mà còn lãng phí nguồn dinh dưỡng. Các chất polyphenol và flavonoid trong hạt lựu có thể giúp da chống lại sự xâm hại của các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành sớm của nếp nhăn và làm mờ dần các các đốm đồi mồi. Dầu hạt quả lựu có khả năng ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư da, nhờ khả năng làm lành các thương tổn da.
Ngoài ra, trong hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
3. Hạt nho
Hạt nho chứa hợp chất proanthrocyanadin, chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về da như viêm mụn, nếp nhăn, bệnh vẩy nến... bảo vệ tim mạch, thị lực hay ngăn ngừa hen suyễn. Các chiết xuất từ hạt nho cũng bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của tia UV như giảm tỷ lệ mắc khối u, kích thước khối u và ngăn cản sự chuyển đổi của tia UVB gây ung thư ác tính.
4. Hạt dưa hấu
Hạt dưa hấu chứa nhiều chất magie, giúp duy trì chức năng thần kinh, cơ bắp, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim và xương luôn khỏe mạnh. Hạt dưa hấu cũng chứa rất nhiều sắt và giàu kẽm, quy định hơn 100 loại enzyme khác nhau trong cơ thể, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Chúng chứa nhiều axit amin arginine, giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành.
Hạt dưa hấu là một nguồn axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa giúp làn da khỏe mạnh và làm chậm lão hóa. Nó cũng hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như phát ban, phù nề. Dầu hạt dưa hấu có thể giúp loại bỏ gàu và protein làm tóc chắc khỏe.
5. Hạt đu đủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hạt đu đủ cũng chứa nhiều dược tính. Theo Live Love Fruit, hạt đu đủ chứa papain, một loại enzyme giúp hỗ trợ trong việc tiêu hóa. Hạt đu đủ cũng giúp diệt giun trong ruột, đồng thời một số loại vi sinh có hại không thể phát triển trong ruột khi bạn tiêu thụ hạt đu đủ. Nếu không ăn hạt đu đủ sống, bạn có thể nghiền nát, xay nhuyễn thành bột nhão để ăn, hay kết hợp trong món salad. Giã nát hạt đu đủ đắp lên lưng trị đau lưng
6. Hạt quả bơ
Hạt bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn là phần thịt quả do 70% lượng axit amin đều nằm trong hạt, giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Ăn hạt bơ còn giảm viêm trong đường tiêu hóa và giảm bớt các vấn đề về đường ruột Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách phơi khô, ngâm rượu hoặc nấu chín và ăn giống hạt mít. Hạt bơ xay nhỏ và thêm vào các loại sinh tố hoặc trộn với sữa, sữa chua cùng các loại hạt cũng là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.
7. Hạt chanh
Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt. Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
Một số loại hạt khác
Hạt táo xay hoặc ép làm nước uống rất tốt cho sức khỏe do giàu vitamin. Hạt lê rất nhỏ và mềm, chứa nhiều chất chống oxy hóa và axit béo thiết yếu.
Hạt trái cây có múi như cam, bưởi cũng vô hại, có thể xay nước uống. Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho hiệu quả.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn