Một trăm nghìn năm trước, loài động vật khổng lồ này từng lang thang trên hành tinh của chúng ta. Con quái vật khổng lồ này cao gần 2 mét và dài 3,5 mét. Các nhà khoa học ước tính rằng loài động vật khổng lồ này nặng khoảng 2,5 tấn.
Diprotodon optatum sống ở nơi mà chúng ta biết ngày nay là Australia trong kỷ nguyên Pleistocen (khoảng 2.580.000 đến 11.700 năm trước). Ví dụ, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của loài này trong lòng sông ở cực nam và bờ biển cực bắc.
Những phát hiện này khiến Diprotodon trở thành một trong những ví dụ nổi tiếng và phổ biến nhất về các loài megafauna. Megafauna là một từ mà các nhà khoa học sử dụng để mô tả những sinh vật khổng lồ trong quá khứ.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tất cả các hóa thạch Diprotodon optatum đều thuộc về một loài. Ngược lại, trước đây họ cho rằng tồn tại hai loài có kích thước hoàn toàn khác nhau.
Tuy nhiên thuyết lưỡng hình giới tính hiện có thể giải thích sự khác biệt trong những khám phá của họ về kích thước hóa thạch. Bất chấp những phát hiện này, các chuyên gia hiện nay vẫn biết rất ít về Diprotodon.
Loài thú có túi nặng 500 kg đến 1 tấn này đã đi bộ trên Trái Đất bốn triệu năm trước. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng Heo vòi Marsupial (Palorchestes azael) đã tuyệt chủng cách đây 40.000 năm. May mắn thay, loài heo vòi có túi đã để lại dấu hiệu về sự hiện diện của nó trên Trái Đất. Các chuyên gia đã tìm thấy hóa thạch đầu tiên của loài Palorchestes vào năm 1988 trong một cuộc khai quật tại Horseshoe Bend ở Úc.
Mặc dù có biệt danh là "heo vòi có túi", nhưng cái tên này không chính xác. Thực tế, Palorchestes không phải là một con heo vòi. Tuy nhiên, nó là một loài động vật ăn cỏ khổng lồ với vẻ ngoài trông giống như một con heo vòi.
Palorchestes là loài động vật có đôi mắt nhỏ so với kích thước tổng thể của cơ thể, và điều này khiến nó có vẻ giống một con lợn hơn. Các chuyên gia tin rằng Palorchestes đã sử dụng những móng vuốt từ chân trước để tước lá và vỏ cây.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy di tích hóa thạch của loài thú có túi lớn này ở phía đông Australia. Ngoài ra, loài Palorchestes lớn nhất trong số những loài heo vòi có túi. Các chuyên gia đã tìm thấy hóa thạch của loài này cùng với hóa thạch của Diprotodon cho thấy rằng chúng sống trong cùng thời kỳ.
Zygmaturus trilobus là một loài thú có túi diprotodontid sống cách đây 15 triệu đến 15 nghìn năm ở Tasmania trong thời kỳ Hậu Đệ Tam và Đệ Tứ. Loài thú có túi lớn này nặng tới 530 kg, cao 1,5 mét và dài 2,5 mét. Còn được gọi là bò đầm lầy, nhưng trên thực tế nó lại có họ hàng gần với loài gấu có túi.
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch Zygmaturus đầu tiên vào năm 1857 tại một khu vực xung quanh lòng hồ ở Tasmania. Họ tin rằng loài động vật ăn cỏ khổng lồ này sống bán thủy sinh, giống như hà mã ngày nay, vì nhiều phát hiện của chúng nằm trong đầm lầy và xung quanh lòng hồ.
Các nhà nghiên cứu này cũng tin rằng Zygmaturus sống thành từng đàn nhỏ ở Tasmania, chúng thích ăn thực vật thủy sinh như hà mã lùn ngày nay. Hơn nữa, phân tích hộp sọ cho thấy Zygomaturus có thể có cặp sừng ngắn trên mặt giống như tê giác.
Trong kỷ nguyên Pleistocen, loài Procoptodon khổng lồ đã đi lang thang trên các ngọn đồi và cồn cát ở miền nam Australia và New South Wales. Loại chuột túi cổ đại này có trọng lượng từ 200 đến 240 kg, có thể cao tới gần 3 m và có bộ hàm mạnh gấp nhiều lần loài chuột túi ngày nay.
Loài động vật này có phần khuôn mặt ngắn, phần sọ vuông và là loài động vật đơn móng (những giống chuột hiện đại có ba ngón chân). Một nghiên cứu mới cho thấy cơ hàm của loài chuột khổng lồ có sức mạnh dị thường, cho phép chúng có thể nhai và ăn được những thức ăn cứng. Khi các nguồn thực phẩm khác trở nên khan hiếm, loài chuột túi cổ đại có thể nhai và tiêu thụ được các thức ăn cứng như thân và cành cây v.v..
Thylacoleo carnifex hay sư tử có túi là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất từ tồn tại trên hành tinh của chúng ta. Các chuyên gia đã tìm thấy hóa thạch của loài này trên khắp Australia và các địa điểm nổi tiếng khác. Tuy nhiên, hóa thạch đầu tiên của loài săn mồi kỳ lạ này được phát hiện vào những năm 1850 tại vùng Victoria của Australia.
Hóa thạch của sư tử có túi cho thấy chúng đã phát triển chiều dài đến 1,5 mét và chiều cao lên đến ít nhất 80 cm. Các nhà khoa học tin rằng Thylacoleo nặng từ 100 đến 160 kg, ngang với một con sư tử cái hiện đại. Chúng có chi trước lớn và có thể là những nhà leo núi lão luyện, mặc dù không chắc chúng có thể chạy nhanh hay không.
Loài động vật ăn thịt khổng lồ này có bộ hàm khỏe và hàm răng khổng lồ. Sự hình thành của những chiếc răng này cho thấy chúng có thể cắt qua da thịt của con mồi một cách dễ dàng. Ngoài ra, cẳng chân của loài này có một ngón cái lớn, nửa đối lập. Các nhà khoa học tin rằng chúng đã sử dụng ngón chân cái này để mổ bụng con mồi hoặc kéo con mồi về gần phía của chúng.
Thylacoleo chủ yếu là loài ăn thịt nhưng có thể chúng cũng ăn một số loài thực vật nhất định. Các nhà cổ sinh vật học tin rằng loài Thylacoleo chủ yếu sử dụng kỹ thuật săn mồi phục kích vì tỷ lệ các chi của chúng cho thấy nó có thể chạy nhưng tốc độ không cao. Tuy nhiên, các giả thuyết khác lại cho rằng chúng cũng có thể là những kẻ ăn xác thối hoặc những kẻ kiếm ăn cơ hội.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn