Viêm phế quản là một trong những thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng viêm nhiễm cấp tính niêm mạc đường thở từ thanh quản tới nhu mô phổi. Viêm phế quản là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Theo thống kê, mỗi người trong đời sẽ có vài lần mắc viêm phế quản.
Viêm phế quản tương đối lành tính chúng có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng trong một vài trường hợp chúng có thể lan sâu xuống đường hô hấp gây viêm phổi, viêm màng phổi,… gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa thì vấn đề chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cũng là điều vô cùng quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Một trong những vấn đề cần tiến hành chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản đó chính là hạ sốt, rất nhiều bệnh nhân bị viêm phế quản có sốt vừa từ 38,5 - 39 độ C. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với những người lớn, nhưng đối với trẻ em khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt để tránh tình trạng sốt cao co giật.
Khi chăm sóc sốt ở cả người lớn và trẻ em thì người nhà cần tích cực áp dụng các biện pháp hạ sốt như chườm ấm tích cực, cho người bệnh uống nhiều nước,… đây được xem là một trong những biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản vô cùng cần thiết đối với người bệnh.
Đa số những bệnh nhân có viêm phế quản sẽ có đờm, mức độ đờm nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng cũng như sức đề kháng của người bệnh. Nhưng có một điểm chung đó là khi bệnh nhân có nhiều đờm rãi khiến bệnh nhân khó thở, khó chịu, chính vì thế giúp bệnh nhân tăng đào thải đờm rãi cũng là một trong những biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản.
Khi tiến hành chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản, nếu muốn bệnh nhân tăng tiết đờm dãi thì người chăm sóc có thể tiến hành vỗ rung lồng ngực. Phương pháp vỗ rung lồng ngực được xem là một trong những phương pháp giúp người bệnh viêm phế quản tống đờm hiệu quả, đặc biệt đối với nhóm đối tượng là trẻ em hoặc người cao tuổi.
Để chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản người chăm sóc sẽ tiến hành thực hiện kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cho trẻ như sau: Gập bàn tay của người chăm sóc ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, tiến hành vỗ từ trái sang phải, từ dưới lên trên trong khoảng 3 - 5 phút mỗi bên, khi vỗ nghe thấy tiếng bụp bụp là được. Khi tiến hành vỗ rung lồng ngực, người vỗ rung cần chú ý vỗ rung trước hoặc sau ăn 1 giờ đồng hồ để tránh gây tức bụng hay nôn trớ đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Hướng dẫn người bệnh ho có hiệu quả cũng được xem là một trong những biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản. Sau khi vỗ rung lồng ngực, động tác ho của người bệnh cũng là một trong những động tác không thể thiếu để tống đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Sau khi vỗ rung, cần yêu cầu bệnh nhân ho, sau khi bệnh nhân ho xong lại tiếp tục vỗ rung cho những vùng tiếp theo, khi kết hợp hiệu quả hai động tác này với nhau sẽ giúp cho quá trình tống đờm đạt hiệu quả cao nhất.
Khi chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản không thể không nói tới vấn đề vệ sinh cũng như chế độ ăn cho người bệnh. Những người mắc viêm phế quản thường chảy nhiều nước mũi, ho nhiều,… chính vì thế khi tiến hành chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cần hướng dẫn bệnh nhân dùng khăn giấy mềm lau mũi và vứt bỏ chúng đúng nơi quy định để tránh lây nhiễm sang cho những người khác.
Đối với trẻ em, khi chăm sóc trẻ cần tiến hành vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ, đồng thời thường xuyên vệ sinh tay người chăm sóc cũng như tay của trẻ để tránh lây lan cho những trẻ lành. Ngoài ra, khi chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản cũng cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng được các yêu cầu sau:
Cho người bệnh ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Cho người bệnh ăn theo nhu cầu, nên chia nhỏ bữa ăn cũng như số lượng thức ăn trong ngày giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn.
Có thể cho người bệnh sử dụng một số bài thuốc dân gian có công dụng trừ ho, tiêu đờm như quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh,…
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản người chăm sóc cần chú ý sử dụng thuốc cho người bệnh đúng với phác đồ điều trị mà các Bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị cho những người mắc viêm phế quản có thể kể tới như:
Đa số những trường hợp bệnh nhân mắc viêm phế quản thường có nguyên nhân do virus chứ không phải do vi khuẩn, mà kháng sinh lại không tiêu diệt được virus. Lý do khiến những người bệnh mắc viêm phế quản vẫn được khác bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh vì để tránh nguy cơ bội nhiễm cũng như nguy cơ bị viêm sâu hơn vào đường hô hấp.
Khi sử dụng kháng sinh cho người viêm phế quản, người chăm sóc cần đảm bảo cho bệnh nhân sử dụng đúng, đủ liều không tự ý thêm hay bớt liều mà không có chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa. Điều này cần đặc biệt chú ý khi tiến hành chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản ở nhóm đối tượng trẻ em, sử dụng đúng và đủ liều dùng sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng kháng kháng sinh.
Ho là một trong những phản xạ có lợi của cơ thể giúp bạn tống được các dị vật trong đó có đờm ra ngoài, tuy nhiên khi người bệnh viêm phế quản ho quá nhiều ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thì người bệnh cần được sử dụng thuốc ho để điều trị.
Trong trường hợp người bệnh viêm phế quản đi kèm với một số tình trạng bệnh lý khác như hen suyễn hay phổi tắc nghẽn mãn tính hay người bệnh khó thở, thì trong quá trình điều trị cũng như chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị khác tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn