Mỡ nội tạng không có lợi cho sức khỏe, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như bệnh tim và các tổn thương về gan, thậm chí gây chết người. Ngoài tạo mỡ quanh bụng, mỡ nội tạng còn ẩn sâu bên trong và bao bọc xung quanh các cơ quan quan trọng, dễ gây ra bệnh tiểu đường, đột quỵ và một số bệnh ung thư.
Loại bỏ chất béo nội tạng là rất cần thiết nhưng không dễ dàng. Trước hết, bạn cần phải biết vì sao nó khó giảm. Tiến sĩ kiêm bác sĩ người Mỹ, Tomi Mitchell nói rằng chất béo nội tạng khó giảm hơn và có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe.
Kháng isulin gây các vấn đề sức khỏe, trong đó có mỡ nội tạng. (Ảnh minh họa).
Một lý do khiến bạn có thể gặp khó khăn trong việc giảm mỡ nội tạng là tình trạng kháng insulin của cơ thể. Kháng insulin là tình trạng tế bào tổ chức của cơ thể cần một lượng insulin cao hơn bình thường.
Thực phẩm chúng ta ăn có thể đóng vai trò vừa giúp đỡ vừa cản trở quá trình kháng isulin này. Thực phẩm nên ăn bao gồm các loại rau không chứa tinh bột như rau lá xanh, măng tây, ớt, súp lơ, cà rốt, bông cải xanh. Nên ăn trái cây hơn là các món tráng miệng chứa nhiều đường - những thứ cản trở quá trình giảm mỡ nội tạng. Cần tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ, tối thiểu là nạp hơn 50 gam chất xơ mỗi ngày vì chất xơ giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến giảm mỡ nội tạng là Cortisol. Đây còn được gọi là hormone căng thẳng, có thể làm cho việc giảm mỡ nội tạng trở nên khó khăn hơn. Khi căng thẳng, cơ thể chúng ta tiết ra các hormone báo hiệu cơ thể tích trữ nhiều chất béo hơn. Cortisol tăng cao và tình trạng viêm nhiễm do nó gây ra có thể tạo ra nhiều vấn đề sức khỏe tiêu cực.
Cortisol tràn vào cơ thể và đường ruột, cùng với chứng viêm khiến quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bị tổn hại. Điều này dẫn đến khả năng thiếu hụt chất dinh dưỡng, chán ăn, khó tiêu và niêm mạc ruột bị viêm. Từ đó có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật của ruột, làm trầm trọng thêm những vấn đề tiêu hóa, dẫn đến tăng cân ở bụng và tăng mỡ nội tạng.
Ngoài ra, một trong những yếu tố phổ biến nhất gây mỡ nội tạng là lối sống ít vận động. Khi chúng ta thực hiện lối sống này, cơ thể không tiêu thụ nhiều năng lượng, tích trữ nhiều chất béo hơn.
Mỡ nội tạng hình thành theo tuổi tác. (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để giúp ngăn ngừa mỡ nội tạng?
Tiến sĩ Mitchell chỉ ra rằng điều đầu tiên cần đảm bảo tập thể dục thường xuyên, giúp tiêu hao năng lượng và giảm mức độ căng thẳng. Thứ hai, nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh ít carbs tinh chế và đường đơn. Cuối cùng, cần cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng bằng cách thực hành các kỹ thuật thư giãn như như yoga hoặc thiền. Bằng cách thực hiện các bước này, bạn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển mỡ nội tạng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn