Những phát minh tuyệt vời góp phần thay đổi cuộc sống người khuyết tật

14:23 | 05/11/2018;
Khoa học ứng dụng đang ngày càng phát triển. Từ những phương tiện di chuyển tân tiến cho tới đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trợ giúp nhiều người, các nhà khoa học đã góp công rất lớn vào sứ mệnh thay đổi và phát triển thế giới tốt đẹp hơn.
1. Xe lăn chinh phục mọi địa hình giá rẻ 
Với những cá nhân không may mắn bị khuyết tật không thể đi lại bình thường như người khác, xe lăn là một đồ dùng gần như không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, ở những khu vực sâu xa với địa hình không thuận tiện thì kể cả có trong tay thì xe lăn cũng sẽ trở nên vô ích.
 
xelan.png
 
Điều này đã dẫn đến sự ra đời của SafariSeat - xe lăn chinh phục mọi địa hình giá rẻ. Cỗ xe bền bỉ và chắc chắn này được tác động lực bởi sức kéo đẩy của tay và một bộ khung bánh vững chắc. Mọi thành phần chế tạo nên cũng được tận dụng từ chính phụ kiện cấu thành của xe đạp trước đó.
 
2. Chi giả có thể tùy chỉnh cho phù hợp với người dùng
Việc tạo nên một bộ phận giả có thể chiếm đến hàng tuần trời để hoàn thành và vấn đề tài chính cũng là một gánh nặng. Với những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn thì đó gần như chỉ là một ước mơ quá đỗi xa vời. Thực tế, có đến 80% số người liên quan không được hỗ trợ bởi các phát kiến hỗ trợ chức năng này.
 
chigia.jpg
 
Do vậy, công ty công nghệ AMPARO từ Đức đã tạo ra một sản phẩm mới, đơn giản hóa những công đoạn sản xuất tinh vi và phức tạp đối với một chiếc chi giả. Với tên gọi Dignity Socket, sáng chế này có khả năng tùy chỉnh đa dạng thành phần theo kích cỡ phù hợp với người cần sử dụng chỉ trong thời gian khoảng 2 giờ đồng hồ.
 
3. Thiết bị khổng lồ làm sạch bờ biển
Sau nhiều năm nghiên cứu và hoàn thiện phát triển, cuối cùng thiết bị làm sạch môi trường này cũng đi vào hiện thực.
 
thietbi.jpg
 
Cụ thể, nhà sáng lập người Hà Lan Boyan Slat lần đầu giới thiệu một cỗ máy thanh lọc biển khi mới chỉ 17 tuổi. Một nguyên mẫu thử nghiệm của thiết bị Boomy McBoomface này đã thu được vốn đầu tư hơn 10 triệu USD để được đưa vào ứng dụng thực tế. Slat sẽ được dàn trải nổi lên dọc theo bờ biển và tạo nên một đường ngăn cách nhân tạo, từ đó thu vớt những mảng rác vụn trên bề mặt biển vướng vào. Sau đó, số rác thải được chuyển về trung tâm chuẩn bị cho việc phân loại, xử lý nhờ một thiết bị vận chuyển đi kèm.
 
4. Đồ chơi công nghệ dành cho trẻ tự kỷ
Với tên gọi Leka, đây là phát kiến 2-trong-1, không chỉ là một công cụ giải trí mà còn hỗ trợ hơn thế rất nhiều. Hệ thống đa cảm biến tương tác tích hợp sẽ khiến cho Leka trở nên như một người bạn thân thiết với trẻ tự kỷ, khích lệ trẻ phát triển và hoàn thiện hơn tính cách độc lập và vững vàng của mình.
 
dochoi.JPG
 
Ngoài ra, Leka cũng có thể chơi nhạc, phát ra âm thanh khác nhau cũng như lời nói, phát sáng và rung để giao tiếp với trẻ. Vẻ ngoài và chức năng cũng có thể được tùy biến để phù hợp với sở thích của trẻ.
 
5. Lều đa dụng cho người vô gia cư
Một trong những khó khăn lớn nhất của những người vô gia cư là thời tiết và khí hậu khắc nghiệt không chiều lòng người. Do vậy, WeatherHYDE được sinh ra là một căn lều đa dụng có thể được dựng lên theo cả 2 mặt, bền bỉ với môi trường và các điều kiện thời tiết.
 
leu.jpg
 
Một mặt lều có tính năng phản chiếu lại ánh sáng, giúp cách nhiệt tốt hơn khi trời nắng nóng. Mặt còn lại nếu được dựng để quay ra ngoài sẽ hỗ trợ chống chọi với khí hậu lạnh, giữ nhiệt bên trong cho người ở.
 
6. Thiết bị phát hiện nguy hiểm cho người khiếm thính
Nếu chuông báo động được sử dụng phổ biến để cảnh báo nguy hiểm tới chúng ta hàng ngày, thì những người khiếm thính lại không có được may mắn như vậy. Điều đó cũng chỉ trở thành vô ích vì đơn giản họ không thể nghe được.
 
khiemthinh.png
 
Dù vậy, Furenexo, một công ty có trụ sở tại New York (Mỹ) đã khởi động một chiến dịch trên Kickstarter vào tháng 7 vừa qua để hiện thực hóa dự án phát triển SoundSense - thiết bị đeo nhỏ gọn được thiết kế để hỗ trợ cảnh báo người khiếm thính bằng cách nhận biết những âm thanh báo động thông thường ở những hệ thống xung quanh nếu xảy ra, từ đó chuyển đổi chúng thành cơ chế rung trên tay.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn