Những que tránh thai "đi lạc" hi hữu

00:05 | 02/10/2022;
Để có câu trả lời cho việc "có nên tránh thai bằng phương pháp này hay không", bạn hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia sản phụ khoa.

Đặt vòng hay cấy que là những hình thức tránh thai rất hiệu quả và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thời gian gần đây có không ít trường hợp vòng, que "đi lạc" đến nhiều cơ quan lân cận, thậm chí là đi vào nội tạng khiến chị em hoang mang. Để có câu trả lời cho việc "có nên tránh thai bằng phương pháp này hay không", bạn hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia sản phụ khoa.

Que tránh thai "đi lạc" sâu vào cơ bắp tay người phụ nữ

Sau 2 tháng bị rong kinh, chị N.T.T. (31 tuổi) đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An kiểm tra và phát hiện que tránh thai đi lạc vào sâu trong cơ bắp tay, cách khuỷu tay 10cm, cần phẫu thuật ngay.

Rùng mình chuyện que, vòng tránh thai "đi lạc" vào nội tạng: 3 việc cần làm khi đặt vòng, cấy que để đảm bảo an toàn - Ảnh 1.

Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp que tránh thai đi lạc sâu vào tổ chức cơ phức tạp, chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và không thể kéo ra ngoài bằng phương pháp tiêm thuốc tê rồi rạch đường nhỏ dưới da tay.

Do đó, các bác sĩ đã lên phương án phẫu thuật, đánh dấu bằng siêu âm tần số quét cao, đưa dị vật ra ngoài an toàn. May mắn, dị vật chưa chạm vào bó mạch máu - thần kinh cánh tay.

Vòng tránh thai "lạc" trong ổ bụng bệnh nhân 30 năm 

Theo thông tin từ Khoa Phụ sản, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân Đinh T. T (63 tuổi), thường trú tại huyện Cô Tô. Vào viện có dấu hiệu đau bụng phần hố chậu trái. Theo thông tin chia sẻ, bệnh nhân có đặt vòng tránh thai 30 năm nay.

1411_tu_the_ngu3.jpg

Hình minh họa.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cho thấy có hình ảnh vòng tránh thai (Dana) lạc chỗ nằm trong cơ tử cung, vị trí thành trước đoạn eo của bệnh nhân. Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán vòng tránh thai "lạc" chỗ trong ổ bụng và chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng lấy dụng cụ tránh thai.

Que tránh thai "đi lạc" vào phổi người phụ nữ

Trước đây, BMJ Case đã xuất bản một bài báo nói về trường hợp 31 tuổi đã cấy que tránh thai Implanon NXT vào cánh tay. Tuy nhiên, sau khi người phụ nữ cấy que tránh thai lần thứ ba thì thấy chảy máu bất thường và tình trạng kéo dài trong 3 tháng.

Rùng mình chuyện que, vòng tránh thai "đi lạc" vào nội tạng:  3 việc cần làm khi đặt vòng, cấy que để đảm bảo an toàn - Ảnh 3.

Khi cô đi khám bác sĩ, họ không thể tìm thấy mô cấy trong tay cô, vì vậy bác sĩ của cô đã yêu cầu chụp X-quang ngực. Họ phát hiện que tránh thai đã di chuyển sang buồng phổi bên trái của cô. May mắn thay, người phụ nữ trong báo cáo trường hợp đã chữa lành vết thương sau khi loại bỏ mô cấy ra khỏi phổi. Không có biến chứng trong ca phẫu thuật và cô ấy được xuất viện sau 4 ngày nhập viện.

Bị vòng tránh thai đi vào bàng quang và hóa sỏi

Tháng 5/2021, các bác sĩ của BV đa khoa Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã điều trị cho bệnh nhân Chầu Thị T. (30 tuổi, trú H.Lâm Bình, Tuyên Quang) bị vòng tránh thai lạc chỗ.

Đáng nói, khi được phát hiện vòng tránh thai của chị T đã lạc vào bàng quang, dần dần hình thành sỏi bàng quang với kích thước khá lớn (5x6 cm).

Rùng mình chuyện que, vòng tránh thai "đi lạc" vào nội tạng:  3 việc cần làm khi đặt vòng, cấy que để đảm bảo an toàn - Ảnh 4.

Vòng tránh thai nằm trong viên sỏi bàng quang của bệnh nhân T.

Trước đó 4 năm, bệnh nhân có đặt vòng tại cơ sở y tế. 20 ngày sau đặt, chị T đi kiểm tra nhưng không tìm thấy trong buồng tử cung. Đến năm 2021, bệnh nhân bị đau nhiều vùng hạ vị, đái buốt nên đi khám.

Vậy phụ nữ có nên cấy que, đặt vòng tránh thai hay không?

Sau hàng loạt những tai nạn "lạc" vòng hay "lạc" que tránh thai, nhiều chị em phân vân khi không biết có nên tiếp tục thực hiện phương pháp này không. Rõ ràng ưu điểm rất nhiều, nhưng những rủi ro vẫn hiện hữu ở đó, với hàng loạt những ví dụ điển hình. 

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), các phương pháp tránh thai như cấy que, đặt vòng vốn có tỉ lệ tránh thai cao nhất. Hơn nữa, Tổ chức Y tế thế giới cũng liệt kê các phương pháp tránh thai này vào danh sách những phương pháp tránh thai nên sử dụng. Hơn nữa, đây cũng là phương pháp được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

 "Lạc que, lạc vòng tránh thai là những trường hợp hi hữu, cực hiếm gặp chứ không phải đáng sợ như mọi người vẫn nghĩ", BS Dung khẳng định.

Đương nhiên phương pháp tránh thai nào cũng có hai mặt của nó. Để trả lời cho câu hỏi có nên thực hiện chúng hay không, bác sĩ cho rằng: Tốt nhất bạn nên đi khám để được tư vấn có phù hợp không; Đồng thời nên thực hiện như thế nào cho an toàn.

Rùng mình chuyện que, vòng tránh thai "đi lạc" vào nội tạng:  3 việc cần làm khi đặt vòng, cấy que để đảm bảo an toàn - Ảnh 5.

Nhìn chung, các bác sĩ sản phụ khoa khuyên rằng, nếu muốn cấy que, đặt vòng an toàn, bạn cần phải ghi nhớ 3 điều quan trọng:

1. Thứ nhất, để tránh việc que, vòng tránh thai đi lạc nguy hiểm, chị em nên thực hiện thủ thuật cấy que ngừa thai ở bệnh viện uy tín và tái khám để kiểm tra theo hẹn của bác sĩ.

2. Thứ hai, đặt vòng là biện pháp tránh thai hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thường để niên hạn sử dụng của vòng tránh thai là 5 năm. Vì thế sau 5 năm chị em phải tháo vòng đặt lại. 

3. Trong thời gian đặt vòng phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để tránh viêm nhiễm; đồng thời tránh việc vòng tránh thai, que tránh thai đã đi lạc chỗ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn