Khi chăm sóc bệnh nhân sởi, rất nhiều gia đình thường thực hiện các biện pháp kiêng gió, kiêng nước như: không tắm, không thay đồ, mặc quần áo quá dày, trùm kín chăn,...
Để người bệnh kiêng nước, kiêng tắm, mặc quần áo quá dày,... là sai lầm thường gặp khi chăm sóc bệnh nhân sởi (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi việc này khiến cơ thể không thể hạ nhiệt, dẫn đến sốt cao liên tục và co giật. Ngoài ra, việc cơ thể tiết ra mồ hôi làm mát nhưng không thể thoát ra ngoài khiến người bệnh dễ bị nhiễm lạnh, dễ dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Sởi là bệnh thường đi kèm với sốt, đau đầu, đau họng, rối loạn tiêu hoá,... dẫn đến mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, lúc này cơ thể lại có nhu cầu rất lớn về năng lượng và chất dinh dưỡng để có sức chống lại virus gây bệnh. Vì vậy, việc kiêng ăn uống do sợ bệnh nhân khó tiêu là một sai lầm.
Một chế độ ăn uống hợp lí sẽ giúp bệnh nhân sởi mau hồi phục (Ảnh: Internet)
Khi chăm sóc bệnh nhân sởi, cần duy trì một chế độ ăn hợp lí và đủ chất. Nếu bệnh nhân khó nuốt hoặc khó tiêu, nên chế biến các loại đồ ăn mềm, lỏng và chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
Sởi là bệnh lây lan do virus với khả năng tấn công rất nhanh và mạnh. Mầm bệnh có thể tích tụ ở mọi nơi trong căn nhà hoặc các vật dụng công cộng. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi vệ sinh, cầu thang, đồ chơi,... khi gia đình có người mắc bệnh sởi cần phải đặc biệt lưu ý.
Giữ gìn vệ sinh là lưu ý quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sởi (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, việc cách ly bệnh nhân với những người không mắc bệnh là cần thiết, đặc biệt là đối với trẻ em. Người chăm sóc bệnh nhân sởi cũng không nên chủ quan mà phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối...
Đây là một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Thực tế, bệnh sởi chỉ lây truyền qua đường hô hấp từ dịch mũi, họng (nước bọt) của bệnh nhân khi ho, hắt hơi, sổ mũi,.... Các nốt phát ban trên da rất ít khi làm lây truyền bệnh sang những người xung quanh.
Các nốt phát ban do sởi thường không làm lây lan bệnh (Ảnh: Internet)
Các phương pháp được lưu truyền trong dân gian được cho là có khả năng chữa khỏi bệnh sởi có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc, nhiễm trùng rất lớn. Do đó, không nên áp dụng các bài thuốc từ lá cây, hoa cỏ,... chỉ được truyền miệng mà chưa được kiểm chứng để chữa bệnh sởi.
Đa phần bệnh nhân mắc bệnh sởi đều được chữa khỏi và ít để lại di chứng nguy hiểm, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt. Do đó, không nên quá lo lắm, tiêu cực khi chăm sóc bệnh nhân sởi, tránh ảnh hưởng không tốt tới tâm lí của người bệnh.
Đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh sởi. Do đó, tiêm vacxin vẫn là phương pháp tốt nhất để chủ động phòng bệnh. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân sởi nhập viện đều là do chủ quan hoặc lo ngại biến chứng nên không tiêm vacxin phòng bệnh theo đúng lịch trình.
Tiêm vac-xin là phương pháp phòng sởi hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)
Trên đây là những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân sởi nên tránh để rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi của người bệnh, đồng thời bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn