Ăn dặm là hoạt động nhằm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và giúp trẻ luyện tập khả năng sử dụng nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn. Nhưng những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả của quá trình này, thậm chí gây nên các hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.
Điểm danh những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà các mẹ thường gặp:
Trong các sai lầm khi cho trẻ ăn dặm thì sai thời điểm là sai lầm thường gặp nhất trên thực tế. Điều này có thể bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như người mẹ quá bận rộn không thể cho trẻ bú đủ 6 tháng hoặc muốn cho con bú lâu hơn nữa để con khỏe mạnh hơn, không có kiến thức chính xác về cho trẻ ăn dặm,...
Ăn dặm sai thời điểm gây nên rất nhiều hậu quả cho sức khỏe của trẻ, có cả những hậu quả lâu dài và khó khắc phục.
- Ăn dặm quá sớm sẽ gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa, ăn dặm kém hiệu quả, trẻ dễ dị ứng, giảm bú sữa mẹ,...
- Ăn dặm quá muộn sẽ thiếu dinh dưỡng cho trẻ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ và thể chất,...
Thành phần và cách chế biến thức ăn dặm của trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng và trực tiếp đối với hiệu quả của việc ăn dặm. Nhiều bậc cha mẹ vì thương con nên chỉ cho con sử dụng toàn thực phẩm bổ dưỡng trong thức ăn dặm như thịt, cá, nước hầm xương,... mà bỏ qua các thực phẩm lành mạnh khác như rau củ, trái cây,...
Điều này hoàn toàn là một sai lầm khi cho trẻ ăn dặm. Bởi một một thành phần dinh dưỡng khác nhau sẽ đóng một vai trò nhất định đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thức ăn dặm của trẻ cần phải được đảm bảo chứa đủ 4 nhóm thực phẩm chính bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột, chất xơ và vitamin.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần thường xuyên thay đổi thực đơn và cách chế biến thức ăn cho trẻ để tránh nhàm chán và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ phải ăn nhiều mới nhanh lớn, mới tốt cho phát triển. Tuy nhiên điều này lại là hoàn toàn sai lầm khi cho trẻ ăn dặm.
Thực tế, mỗi giai đoạn của trẻ thì dạ dày chỉ có khả năng chứa được một lượng thức ăn nhất định, chẳng hạn khi trẻ 6 tháng thì dạ dày chỉ chứa được 100-150ml bột lỏng. Việc ép trẻ ăn quá nhiều do cho rằng trẻ ăn nhiều mới nhanh lớn, ăn nhiều cho chắc bụng ngủ ngon,... sẽ khiến trẻ bị no quá mức, dễ bị nôn trớ sau ăn, dư thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì,.... Và sai lầm khi cho trẻ ăn dặm này còn tạo ấn tượng không tốt cho trẻ về bữa ăn khiến bé sợ phải ăn.
Cho trẻ ăn dặm đôi khi được ví như một cuộc chiến của cha mẹ và bé, hoặc phải huy động hết cả gia đình để cho trẻ ăn,... đều không phải là chuyện hiếm thấy. Vì điều này nên rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải một sai lầm khi cho trẻ ăn dặm là trở nên chán nản, thiếu kiên nhẫn với việc ăn uống của trẻ.
Nhưng chúng ta cần hiểu rằng, ăn dặm là hoạt động tập làm quen với thức ăn của trẻ, nên trẻ có thể chưa quen thuộc với việc sử dụng thức ăn khác ngoài sữa mẹ dẫn đến ăn uống lâu hơn, trẻ hiếu động nên cũng thường nghịch ngợm khi ăn, và thức ăn mà cha mẹ chế biến cho trẻ chưa hẳn phù hợp với khẩu vị của trẻ nên trẻ không muốn ăn,... Do đó cha mẹ cần kiên nhẫn hơn khi cho trẻ ăn để giúp trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, chế biến thức ăn theo nhiều cách khác nhau để giúp trẻ ngon miệng hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn