Khi trẻ bị sốt, nhiều bậc cha mẹ chỉ cảm nhận hơi nóng của trẻ mà không đo nhiệt độ một cách chính xác. Hoặc cũng có nhiều trường hợp bé bị sốt nên quấy khóc, bố mẹ không thể đo nhiệt độ cho con 1 cách chính xác dẫn đễ kết quả khác nhau. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nhiệt độ khi sốt rất quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng. Theo các bác sĩ, nhiệt độ cụ thể giúp phân biệt giữa các cơn sốt và dựa vào đó bác sĩ khuyên nên xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt nếu cần thiết. Đối với trẻ lớn trên 3 tuổi, nếu trẻ sốt nhẹ (từ 37,5-38 độ C) thì không cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Trường hợp trẻ sốt nhẹ nhưng dai dẳng nhiều ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám.
Cũng giống như việc không đo nhiệt độ cho trẻ khi chúng bị sốt, việc cảm nhận bằng tay sẽ đưa ra kết quả không chính xác. Cách đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất là dùng nhiệt kế. Ngoài việc đo ở nách, bố mẹ cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng, hậu môn, trán hoặc tai.
Nếu trẻ có nhiệt độ trực tràng từ 36,5 – 37,5 độ C có nghĩa là trẻ bình thường. Nếu nhiệt độ hậu môn, tai trên 38 độ C, nách và miệng trên 37,5 độ C là trẻ bị sốt.
Đây là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh mắc phải. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, thông thường khi trẻ bị sốt, nhiều bà mẹ chưa gì đã lo sốt vó lên và đưa vào cơ thể trẻ hàng vốc thuốc. Thậm chí nhiều mẹ còn mua thuốc kháng sinh để con uống cho nhanh khỏi. Đây là sai lầm lớn nhất và để lại hậu quả năng nề đối với trẻ. Bởi khi trẻ bị sốt virus cho uống kháng sinh sẽ không có tác dụng, ngược lại còn làm cơ thể của con yếu hơn. Không những thế, nó còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, điều này rất nguy hiểm.
Cũng theo bác sĩ Dũng, sai lầm tiếp theo khi trẻ bị sốt đó là chủ quan không quan tâm. Nhiều người cho rằng sốt có thể tự khỏi nên chủ quan vẫn cho con đi học, đi chơi, thể thao... dẫn đến cơ thể của trẻ bị suy nhược, tạo điều kiện cho virus xâm nhập nhanh và dễ biến chứng hơn.
Thuốc thường được sử dụng nhất để hạ sốt cho bé là Paracetamol, với liều 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi 4 - 6 giờ, và 24h không quá 75mg/kg cân nặng.
Paracetamol có nhiều dạng bào chế, như viên nén, viên sủi, gói bột, siro, viên đặt hậu môn… thì hoạt chất vẫn không thay đổi, thế nên nếu bé sốt, uống viên nén, lần sốt tiếp muốn chuyển sang đặt hậu môn, thì cũng phải chờ đủ thời gian 4 - 6h, chứ không như nhiều người nghĩ là dạng thuốc khác thì có thể dùng mà không sợ quá liều, thực tế là ngộ độc Paracetamol do quá liều còn đáng sợ hơn sốt nhiều.
Một hoạt chất hạ sốt khác cũng khá phổ biến đó là Ibuprofen, tuy nhiên loại này không an toàn như Paracetamol, và khi dung thì cần có sự tham vấn ý kiến của bác sĩ!
Với những trường hợp tự dùng thuốc hạ sốt tại nhà, cha mẹ nên dùng những loại chỉ có Paracetamol, chứ không nên dùng những loại kết hợp nhiều hoạt chất, vì có thể bé không cần những tác dụng đó, và phải chịu những tác dụng phụ không đáng có, chưa kể là có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng liều.
Chườm đá quá lạnh hoặc dùng khăn lạnh để hạ sốt có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, thậm chí bị bỏng nước đá. Đối với trường hợp trẻ sốt cao, ngoài việc cho trẻ uống nước hạ sốt, cha mẹ nên kết hợp lau người cho trẻ bằng khăn ấm, nhất là chườm ở bẹn, nách.
Nhiều người lớn khi thấy trẻ sốt nhưng kêu lạnh, thậm chí là da tái đi, thì vội vã mặc ấm, đắp chăn cho bé, điều này hoàn toàn không giúp ích gì cả, vì ở một số trường hợp, khi sốt cao thì mạch ngoại vi sẽ co, da một số vị trí sẽ lạnh như tay, chân, và bé cảm thấy rét run. Điều tốt nhất lúc nào là hỗ trợ bé hạ sốt, vì đó là cách khiến bé dễ chịu hơn, còn đắp chăn, mặc quần áo ấm, tắt quạt, tránh gió… đều không khiến bé ấm lên, thậm chí còn có tác dụng ngược lại.
Nhiều cha mẹ cho rằng dùng thuốc đặt hậu môn tiện hơn, đỡ mất công ép bé uống, tác dụng nhanh hơn. Nhưng thuốc hạ sốt nhét hậu môn dễ gây nhiễm khuẩn khiến cho hậu môn của trẻ sưng tấy, đau rát. Nếu dùng nhiều lần và lâu ngày hoặc khoảng cách các lần dùng quá ngắn thì có thể gây viêm trực tràng cho trẻ. Hơn nữa thuốc đặt hậu môn khó chia liều hơn so với thuốc uống, nên dễ bị quá liều, và nếu trong trực tràng có phân thì hiệu quả thuốc sẽ bị giảm thấp.
Cồn có thể thấm qua da gây ngộ độc cho bé, chanh chứa acid có thể làm tổn thương da bé, và hiệu quả cả 2 đều không bằng chườm ấm, nếu mẹ thích dùng chanh thì vắt 1- 2 quả vào chậu nước ấm lau cho bé cũng được.
Bé sốt ra mồ hôi mà lại không được tắm thì thứ nhất là vô cùng khó chịu, thứ 2 là có nguy cơ bé sẽ mắc các vấn đề da liễu do bẩn. Chỉ hạn chế tắm khi sốt cao trên 39 độ, còn dưới đó thì vẫn có thể tắm cho bé được, lưu ý là tắm ấm, kín gió, dưới 5 phút, lau khô và mặc quần áo trước khi bước ra khỏi phòng tắm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn