Covid-19 tác động tới các cơ quan trong cơ thể sau khi chúng xâm nhập và gây ra các đợt viêm. Và mặc dù bệnh được coi như một dạng của các bệnh đường hô hấp nhưng như chúng ta có thể thấy, tác động của Covid-19 được chứng minh trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể với các mức độ khác nhau ở các cá nhân khác nhau.
Sử dụng steroid trong điều trị Covid-19 có thể ảnh hưởng tới thành phần của xương, gây giảm khối lượng xương làm cho xương giòn hơn và dẫn tới loãng xương.
Do tình trạng Covid-19 kéo dài mà nhiều bệnh nhân không nhận được điều trị y tế sớm dẫn tới tình trạng loãng xương có thể trầm trọng hơn.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn nên kiểm tra mật độ xương ngay sau khi nhiễm Covid-19, đặc biệt là đối với những người có tiền sử bị bệnh loãng xương. Người cao tuổi ít có khả năng tái tạo lại khối lượng xương đã mất một cách tự nhiên nên cần chú ý sớm.
Vascular Necrosis (AVN) được biết đến là bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch là tình trạng các mô xương bị chết do thiếu nguồn cung cấp máu tới đây. Về mặt y học thì quá trình này còn được gọi là tình trạng hoại tử xương - trong đó các vết gãy nhỏ, vùng thưa xương hay các ổ khuyết xương được hình thành trong xương và lâu dần sẽ bị xẹp chỏm xương đùi không thể lành lại.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, corticosteroid được sử dụng trong điều trị Covid-19 cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ phát triển chứng hoại tử vô mạch.
Viêm khớp phản ứng là tình trạng sưng đau các khớp xảy ra do nhiễm trùng tại một số khớp của cơ thể. Theo một nghiên cứu thì các trường hợp bị viêm khớp phản ứng được tìm thấy ở các bệnh nhân nam nhiễm Covid-19 từ 47 - 73 tuổi. Họ cho biết họ bị viêm khớp và tăng protein phản ứng C khoảng 1 tuần sau khi các triệu chứng Covid-19 giảm bớt.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng Covid-19 có thể dẫn đến mất xương nghiêm trọng trong giai đoạn cấp tính và sau khi phục hồi.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông cho biết, sự mất xương xảy ra do sự kích hoạt viêm của các tế bào tiêu xương, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông cho biết kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 9/5 vừa qua.
Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới báo cáo các biến chứng của Covid-19 đối với chuyển hóa xương được thực hiện bằng cách sử dụng mô hình chuột đồng Syria đã được thiết lập tốt và mô phỏng gần giống với nhiễm trùng SARS-CoV-2 ở người. Sau khi chụp CT quan sát cho kết quả nhiễm trùng do virus SARS-CoV-2 trên chuột đồng Syria được sử dụng trong nghiên cứu bị mất xương nghiêm trọng từ 20 - 50%.
Nghiên cứu cũng cho thấy, tình trạng mất xương sau Covid nghiêm trọng hơn ở xương xốp (mô xốp cao gần tủy xương), trong xương dài và đốt sống thắt lưng (ở đoạn bụng). Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu khác và các số liệu từ người nhiễm để có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
Cách nhận biết các vấn đề về xương do Covid-19 có thể từ các triệu chứng như đau từ nhẹ tới nặng ở các khu vực như:
- Khớp háng
- Khớp gối
- Vùng hông
- Cơ thể có biểu hiện căng cứng vào buổi sáng
- Ngón tay và ngón chân bị sưng
- Đau nhức cơ thể cả ngày.
Nhìn chung thì mặc dù Covid-19 có thể gây ra một số vấn đề tới sức khỏe xương nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị can thiệp đúng cách các vấn đề này sẽ được cải thiện. Sau khi mắc Covid-19, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp hơn.
Nguồn dịch:
1. Coronavirus: How COVID Impacts Bone Health; Key Symptoms To Look Out
2. Add bone loss to Long Covid effect
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn