Những tật xấu này của mẹ sẽ ảnh hưởng tới tính cách con

09:48 | 20/09/2019;
Mẹ luôn là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của con cái. Mọi hành động và cách sống của người mẹ, cả tích cực hay tiêu cực đều ngấm ngầm tác động đến con. Dưới đây là 5 kiểu người mẹ dễ làm hại tính cách con mình.
Nghiện điện thoại
 
Cuộc sống hiện đại mang đến nhiều tiện ích, đặc biệt các thiết bị công nghệ ngày càng "gắn bó" với con người. Tuy nhiên, nếu người mẹ sử dụng không hợp lý và dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, không những ảnh hưởng tình cảm gia đình mà còn tạo nên tâm lý tiêu cực cho trẻ.
 
nghien.jpg
Các bà mẹ không còn dành thời gian cho con cái, mất đi sợi dây liên kết tình cảm

 

Thực tế, không ít các bà mẹ đi làm về là chỉ biết chăm chú vào chiếc điện thoại, ngoài ra còn có máy vi tính, tivi… Thói quen này khiến các bà mẹ không còn dành thời gian cho con cái, mất đi sợi dây liên kết tình cảm. Khi mối quan hệ gia đình không được vun đắp, trọn vẹn, thì trẻ càng dễ sinh tâm lý đối kháng, đây là một cách trẻ thể hiện sự phản đối của mình khi không được quan tâm, chú ý.
 
Trẻ cũng dễ bị nhiễm thói quen sử dụng điện thoại, gây ảnh hưởng thị lực, dễ hình thành xu hướng khép kín, cô độc.
 
Hay quát mắng
 
Người mẹ có thói quen chửi mắng, quát tháo con, xúc phạm con bằng ngôn từ sẽ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ một cách nghiêm trọng trong tương lai. Bầu không khí căng thẳng khiến trẻ không thể phát triển tốt, tinh thần mệt mỏi, u uất, nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng tự kỷ đáng sợ.
 
minhanh.jpg
Thay vì quát mắng, rầy la, mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở, chỉ cho bọn trẻ biết chúng làm gì sai và nên sửa ở đâu

 

Sau khi trưởng thành, trẻ cũng dễ có lệch lạc trong tính cách, không biết thấu hiểu và yêu thương người khác, “học” mẹ mình, dễ gây gổ, đánh người, thậm chí là phạm tội, sử dụng bạo lực để giải quyết mọi việc.
 
Thay vì quát mắng, rầy la, mẹ có thể nhẹ nhàng nhắc nhở, chỉ cho bọn trẻ biết chúng làm gì sai và nên sửa ở đâu.
 
Lạnh lùng, xa cách với con 
 
Một số người mẹ, đặc biệt là một số bà mẹ đơn thân có vẻ rất thờ ơ trong tình cảm, cảm xúc lạnh nhạt, rất ít khi ôm đứa trẻ vào lòng, đối xử với đứa trẻ vô cùng nghiêm khắc.
 
Trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này, rất dễ dàng trở thành một đứa trẻ cô độc. Mà một đứa trẻ cô độc thường sợ tiếp xúc gần gũi, chúng không nhận được tình cảm gần gũi gì từ mẹ mình, những mong muốn được ở gần mẹ luôn bị rơi vào hụt hẫng. Khi lớn lên, trẻ thường có nhiều vấn đề về thái độ cư xử, có cảm giác không an toàn và rất khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc.
 
Trẻ cũng có xu hướng khép mình với xã hội và luôn thường trực cảm giác lo âu. Cũng chính bởi vậy, trẻ khó có thể dễ dàng thành công trong cuộc sống khi còn vướng bận quá nhiều điều không vui.
 
Kiểm soát con thái quá
 
Xuất phát từ bản năng yêu thương và bảo vệ con, một số bà mẹ thích kiểm soát quá mức hành vi của trẻ và muốn trẻ hành động theo yêu cầu, phương pháp riêng của mình. Mong muốn kiểm soát quá mức của người mẹ sẽ khiến trẻ không có cơ hội thể hiện bản thân và bày tỏ ý kiến của mình cũng như thiếu sự thỏa mãn trong cuộc sống. Kể cả khi trẻ trưởng thành, mẹ vẫn kiểm soát tất cả, khiến con trở thành người không có suy nghĩ độc lập.
 
Kiểm soát hành vi và nếp sống của con cái là việc cần có và nên làm nhưng người mẹ cần phải giới hạn được sự quan tâm, hướng dẫn, định hướng ở mức độ nào để phù hợp với con. Vì những sự quan tâm, cứng rắc quá mức sẽ trở thành độc hại cho con.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn