Những thực phẩm được xem là thần dược cho người mắc bệnh tuyến giáp

15:25 | 20/11/2017;
Tuyến giáp có chức năng điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh, các tuyến sinh dục... Để tăng cường sức khỏe tuyến giáp, bạn nên bổ sung những thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm giàu i-ốt có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hormone tuyến giáp, đồng thời làm giảm sự phát triển của u tuyến giáp. Do vậy, bổ sung thực phẩm giàu i-ốt (tảo, rong biển, cá, hải sản…) là cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn nên bổ sung lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều gây tác dụng phụ.

Cá biển chứa nhiều protein, giàu vitamin A, acid amin và magiê... đều rất cần thiết cho sức khỏe tuyến giáp. Bạn nên ăn 3-5 bữa cá các loại/tuần.

Rau lá xanh (rau ngót, rau muống, rau diếp, rau cải xoong, cải xoăn, rau chân vịt…) giàu vitamin A, K, magiê và khoáng chất, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt giúp hoạt động của tuyến giáp diễn ra trơn chu.
a1.jpg
Các loại rau lá xanh hữu ích cho tuyến giáp


Nhóm quả mọng
gồm dâu tây, cà chua, nho, chuối, việt quất, mâm xôi... giàu chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ chức năng tuyến giáp và đào thải những tác nhân có hại với tuyến giáp ra ngoài.

Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí giàu magiê, protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, B, hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Đồng thời, nhóm hạt này cũng giúp tăng cường đề kháng, bổ sung nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe.
 
Sữa chua ít béo cung cấp thêm vitamin D và probiotic giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột. Các chuyên gia cho hay, những người bị chứng suy tuyến giáp thường thiếu vitamin D so với những người khỏe mạnh.

Dầu dừa giàu chất chống oxy hóa, nhiều dinh dưỡng lại an toàn với sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên bổ sung dầu dừa vào chế độ ăn của bệnh nhân tuyến giáp.
a.jpg
Thăm khám cho người mắc bệnh tuyến giáp


Chất xơ và nước.
Người bệnh tuyến giáp nên bổ sung nhiều chất xơ, nước để hạn chế nguy cơ táo bón. Nước giúp quá trình trao đổi chất hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế đầy hơi, cải thiện tiêu hóa và chống táo bón.

Thực phẩm không nên dùng nhiều
 
Đậu nành chứa hàm lượng cao goitrogen, có khả năng gây ức chế sự hấp thụ hormone tuyến giáp. Vì vậy, không nên ăn quá nhiều các sản phẩm từ đậu nành.

Cà phê có ảnh hưởng tiêu cực đến các loại thuốc trị bệnh về tuyến giáp. Do đó, người bệnh tuyến giáp không nên uống cà phê sau khi uống thuốc điều trị tuyến giáp. Trong một giờ đầu, cà phê gần như trung hòa hết tác dụng của thuốc.

Rau họ cải như cải bắp, cải bẹ trắng… sẽ hạn chế việc hấp thụ i-ốt, vì thế người bệnh tuyến giáp nên hạn chế ăn.

Đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, muối và natri khiến người bệnh tuyến giáp bị tăng nguy cơ mắc huyết áp cao.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn