Những 'viên gạch máu' ở Ấn Độ

00:00 | 18/05/2016;
Cụm từ "viên gạch máu" không còn xa lạ ở Ấn Độ. Nó phản ánh một thực trạng nhức nhối hiện nay trong ngành xây dựng nước này khi ngày càng có nhiều lao động nữ phải làm việc cực nhọc, thậm chí bị bóc lột sức lao động.
Phơi mình giữa cái nóng 40 độC suốt 9 tiếng, cô bé 15 tháng tuổi Shivani bò trên nền đất với một chân bị buộc vào viên gạch trong lúc người mẹ làm việc ở một công trình xây dựng gần đó tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ. Với đôi chân không giày dép, bám đầy bụi, cô bé Shivani được buộc bằng một sợi dây dài gần 1,5m có in chữ “chú ý” thường được giăng ở những công trình xây dựng để cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra.
Phơi mình giữa cái nóng 40 độC suốt 9 tiếng, cô bé 15 tháng tuổi Shivani bò trên nền đất với một chân bị buộc vào viên gạch trong lúc người mẹ làm việc ở một công trình xây dựng gần đó tại thành phố Ahmedabad, Ấn Độ. Với đôi chân không giày dép, bám đầy bụi, cô bé Shivani được buộc bằng một sợi dây dài gần 1,5m có in chữ “chú ý” thường được giăng ở những công trình xây dựng để cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra.
Sarta Kalara, mẹ của Shivani cho biết, cô không còn cách nào khác vì cả 2 vợ chồng đều phải dốc sức đào các hố hạ ngầm dây cáp điện trong thành phố để kiếm 250 rupee (hơn 80 nghìn đồng) cho mỗi hố đào. “Con trai lớn của tôi năm nay mới được 3 tuổi rưỡi. Nó không thể trông em. Công trình chỗ tôi làm việc có rất nhiều xe cộ đi lại nên tôi phải buộc Shivani lại để con bé không bò ra đường”, người phụ nữ 23 tuổi này cho biết.
Sarta Kalara, mẹ của Shivani cho biết, cô không còn cách nào khác vì cả 2 vợ chồng đều phải dốc sức đào các hố hạ ngầm dây cáp điện trong thành phố để kiếm 250 rupee (hơn 80 nghìn đồng) cho mỗi hố đào. “Con trai lớn của tôi năm nay mới được 3 tuổi rưỡi. Nó không thể trông em. Công trình chỗ tôi làm việc có rất nhiều xe cộ đi lại nên tôi phải buộc Shivani lại để con bé không bò ra đường”, người phụ nữ 23 tuổi này cho biết.
Ước tính, Ấn Độ hiện có khoảng 40 triệu công nhân xây dựng, ít nhất 20% trong số đó là phụ nữ. Đa số đều là những người nhập cư nghèo. Để kiếm sống, họ nhận làm hết công trình này đến công trình khác trong sự phát triển bùng nổ về hạ tầng của các thành phố. Trên khắp đất nước Nam Á này, không còn hiếm cảnh những đứa trẻ theo cha mẹ ra công trường. Chúng tự chơi trên đất cát trong lúc bố mẹ oằn lưng vác gạch để làm những con đường mới, xây những toà nhà sang trọng.
Ước tính, Ấn Độ hiện có khoảng 40 triệu công nhân xây dựng, ít nhất 20% trong số đó là phụ nữ. Đa số đều là những người nhập cư nghèo. Để kiếm sống, họ nhận làm hết công trình này đến công trình khác trong sự phát triển bùng nổ về hạ tầng của các thành phố. Trên khắp đất nước Nam Á này, không còn hiếm cảnh những đứa trẻ theo cha mẹ ra công trường. Chúng tự chơi trên đất cát trong lúc bố mẹ oằn lưng vác gạch để làm những con đường mới, xây những toà nhà sang trọng.
Vì mưu sinh, nhiều lao động nữ không thể cho con bú. Họ buộc phải để đứa trẻ lại trong những phòng trọ chật hẹp cho anh chị của chúng trông. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Mobile Creche, tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ điều dưỡng có trụ sở tại thành phố New Delhi, cho thấy, gần 70% số trẻ là con của những lao động nhập cư không được ăn uống đầy đủ.
Vì mưu sinh, nhiều lao động nữ không thể cho con bú. Họ buộc phải để đứa trẻ lại trong những phòng trọ chật hẹp cho anh chị của chúng trông. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Mobile Creche, tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ điều dưỡng có trụ sở tại thành phố New Delhi, cho thấy, gần 70% số trẻ là con của những lao động nhập cư không được ăn uống đầy đủ.
Cụm từ
Cụm từ "viên gạch máu" không còn xa lạ ở Ấn Độ. Nó phản ánh một thực trạng nhức nhối hiện nay trong ngành xây dựng nước này khi ngày càng có nhiều lao động phải làm việc cực nhọc, thậm chí bị bóc lột sức lao động. So với lao động nam ở cùng một vị trí làm việc, lao động nữ có thu nhập ít hơn 40%.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn