Nếu trong độ tuổi thanh xuân, hàm lượng nội tiết tố nữ được cơ thể điều tiết, duy trì ở mức ổn định, giúp chị em luôn tươi trẻ, rạng rỡ thì đến giai đoạn trung niên, hàm lượng estrogen suy giảm, tác động xấu đến sức khỏe, nhan sắc. Ngoài ra, thiếu nội tiết tố này, chị em dễ gặp những rắc rối như suy giảm trí nhớ, nhức đầu, bốc hỏa từng cơn, thay đổi tính nết; khô âm đạo, ngại quan hệ tình dục do suy giảm ham muốn, cùng nhiều vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe khác.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Nutricula cho thấy, khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh (sau 40-45 tuổi), buồng trứng lão hóa, thậm chí ở giai đoạn ngoài 45-50 tuổi, hầu như buồng trứng không còn cơ chế tiết estrogen, khiến cơ thể người phụ nữ thiếu hụt trầm trọng estrogen. Tồi tệ hơn, khi estrogen giảm xuống, nội tiết tố nam testosterone trong cơ thể người phụ nữ lại tăng thêm 25%, khiến những bất lợi cho sức khỏe, nhan sắc càng trở nên trầm trọng. Giai đoạn này thường kéo dài 2-8 năm.
Ban đầu, mọi triệu chứng chỉ thoáng qua nhưng càng về sau, tình trạng càng rõ rệt, mức độ càng trầm trọng. Thậm chí trong những năm ngay sau khi mãn kinh, phụ nữ có thể loãng xương do mất tới 20% khối lượng xương (estrogen hấp thụ canxi không còn).
Ban đầu, mọi triệu chứng chỉ thoáng qua nhưng càng về sau, tình trạng càng rõ rệt, mức độ càng trầm trọng. Thậm chí trong những năm ngay sau khi mãn kinh, phụ nữ có thể loãng xương do mất tới 20% khối lượng xương (estrogen hấp thụ canxi không còn).
Khi tự ý bổ sung nội tiết tố sẽ khiến cơ quan sản sinh hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên” |
Tuy thiếu hụt hormone estrogen gây nhiều mặt trái với sức khỏe và nhan sắc nhưng chị em không nên tự tìm cách bổ sung loại nội tiết tố này. Bởi tăng cường estrogen không đúng cách, có thể gây những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe. Theo nhiều chuyên gia y tế, khi tự ý bổ sung nội tiết tố sẽ khiến cơ quan sản sinh hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị “ngủ quên”, do nhận thức sai lệch về tình trạng “no ảo” các hormone này. Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục trên yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.
Do đó, việc bổ sung nội tiết tố bằng thuốc, ngay cả bằng những loại thực phẩm chức năng chứa estrogen, cũng nên có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không chỉ thuốc, mà cả thực phẩm chức năng, nếu dùng không đúng, có thể gây nhiều bất lợi với cơ thể, đặc biệt là ở những chị em có tiền sử bệnh liên quan đến gan, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch...
Vì thế, bước vào độ tuổi trung niên, nếu vấn đề suy giảm nội tiết tố nữ thực sự chi phối đến tâm sinh lý, sinh hoạt và cuộc sống thì chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục; không nên tự ý bổ sung hormone này, bởi dễ bị tác dụng ngược.