Khi con gái gọi điện từ Pháp về khoe với mẹ chuyện “tình yêu tình báo” của mình, chị Hoà vừa mừng vừa lo. Chị như trút được gánh nặng trong lòng khi thấy người con mình yêu cũng cùng máu đỏ da vàng, không phải chàng “mắt xanh mũi lõ” như điều chị canh cánh kể từ khi chấp nhận cho con đi du học.
Xong ngay sau đó, lòng chị lại dấy lên một nỗi lo khác: Con chị mới vào đại học năm thứ hai, còn người yêu của nó đang làm luận án tiến sĩ, tuổi đã ngoài ba mươi. Chuyện chênh lệch hơi xa về tuổi tác không làm chị Hoà đáng lo bằng việc cậu ấy sinh ra trong một gia đình ở nông thôn, bố mẹ có những bốn người con. Con gái chị là con duy nhất, từ nhỏ sống ở Thủ đô, chỉ biết mỗi việc học hành. Rồi đây về làm dâu nhà người ta, con gái chị sẽ ứng xử với bố mẹ, họ mạc bên chồng ra sao đây, liệu có thích nghi được với điều kiện sống quá xa lạ với mình như vậy hay không?
Nhưng con gái chị quả quyết xua đi mọi nỗi lo trong lòng chị. Nó nói người yêu nó yêu nó nhất trên đời. Nó muốn gì anh ta cũng chiều hết, nhất định anh ta sẽ bao bọc, chở che cho nó. Sẽ chẳng có chuyện nó phải khó nhọc, vất vả hay phải chịu thiệt thòi, ấm ức khi về nhà chồng đâu. Chị Hoà cũng tự an ủi với thành quả học tập như thế, sau này con rể tương lai, con gái chị sẽ có công ăn việc làm tốt ở thành phố, đâu có phải về quê sống mà lo chuyện làm dâu khó khăn…
Con gái chị không thể thích nghi với cuộc sống kiểu 'nông thôn' của gia đình nhà chồng (ảnh minh họa) |
Người mẹ ấy nói với Thanh Tâm rằng đấy là câu chuyện của gia đình chị bốn năm về trước. Còn bây giờ con gái chị đã kết hôn được gần một năm rồi, với chính anh chàng tiến sĩ ấy. Các con chị đúng là đều làm việc ở Hà Nội, công việc tốt với thu nhập khá. Chưa mua được nhà riêng nhưng thu nhập của chúng đủ để thuê một căn hộ khang trang với đầy đủ tiện nghi và sinh hoạt hàng ngày chẳng thiếu thốn gì. Nhưng gần đây, dường như con gái chị đang bị stress khá nặng. Nhiều hôm con gái chị về nhà bố mẹ đẻ một mình. Chị hỏi chồng đi đâu mà không về cùng? Con chị nói “Mẹ đừng hỏi gì con nữa. Con đang rất mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi một mình”.
Chị hoang mang, lo lắng, không biết con đang gặp chuyện gì. Rồi buổi chiều ngày gần đây, con chị đã ôm chầm lấy mẹ, oà khóc: “Mẹ ơi, con không nghĩ là lấy chồng lại phức tạp, khó khăn đến như thế. Con cứ nghĩ anh ấy yêu con nhiều như thế, chúng con yêu nhau như thế thì chỉ có hạnh phúc thôi chứ”.
Rồi con chị thổ lộ vấn đề nó gặp phải là với mọi người bên gia đình nhà chồng. Ngay sau ngày cưới, việc khiến nó bị sốc là lúc về quê, chồng nó như trở thành con người khác. Nó đã quen đi đâu cũng khoác tay, nắm tay chồng nhưng về quê, chồng nó lại duỗi tay ra, nói nhỏ với nó “Thôi em, kẻo mọi người cười cho bây giờ”. Khi nào nó cũng muốn được đi với chồng ở mọi nơi mọi lúc, nhưng về quê rất nhiều lúc nhiều nơi chồng nó không cho nó đi cùng. Anh chỉ giải thích: “ở quê là phải thế”. Đến việc thứ hai khiến nó bị áp lực là đi đến đâu, gặp ai cũng bảo nó phải sớm sinh thằng đích tôn cho ông bà. Câu ấy nó nghe nhiều quá đến phát mệt mỏi. Nó bảo chồng tại sao ở quê ai cũng thích can thiệp vào chuyện của vợ chồng nó? Khi nào sinh là quyền của vợ chồng nó, sinh con trai hay con gái là lẽ tự nhiên, tại sao lại chỉ đòi sinh con trai? Chồng nó không những không đồng tình với nó, lại còn bênh vực người nhà mình, nói rằng đó là vì mọi người quý mến, quan tâm đến vợ chồng nó. Nó đâm ra ấm ức với chồng. Đã thế, ngày có công có việc, ngày giỗ ngày Tết, về quê, chồng nó cứ bắt nó phải vào bếp làm lụng, nấu nướng cùng với mấy bà chị, cô em. Nó nói nó không biết nấu bằng bếp củi, cũng không biết nấu các món ăn ở quê. Chồng nó lại bảo không biết thì phải học, về quê mà không “hoà đồng” với mọi người sẽ không được điểm dâu hiền vợ thảo đâu. Thế là nó thấy chồng thật gia trưởng, thật đáng ghét. Rồi nó không thích về quê, ngại về quê. Gần đây nó toàn tìm cớ thoái thác để chồng nó phải về quê một mình nên anh tỏ ra không hài lòng. Dần dà, nó ngại tiếp xúc chuyện trò với mọi người ở quê.
Vài lần gần đây, bố mẹ chồng, chị chồng ra Hà Nội chơi, cứ cơm nước xong là nó chuồn về phòng riêng, mặc cho chồng ngồi nói chuyện với người nhà mình. Chồng nó tỏ ra không hài lòng và rất buồn, đã buông lời trách cứ nó không quý mến người nhà chồng. Tức quá nó vặc lại: “Bố mẹ với các chị anh toàn nói chuyện lợn gà, mùa màng, rau củ. Em thì biết gì những thứ ấy mà ngồi tiếp chuyện? Hay lần sau khi người nhà anh ra em bỏ đi đâu cho khuất mắt là được chứ gì”! Chồng nó đã rất nghiêm khắc yêu cầu nó xem xét lại hành vi và suy nghĩ về mọi người thân của chồng nếu cả hai vẫn muốn có cuộc sống chung hạnh phúc. Và nó bị stress…
Chị hoang mang, lo lắng, không biết con đang gặp chuyện gì. Rồi buổi chiều ngày gần đây, con chị đã ôm chầm lấy mẹ, oà khóc: “Mẹ ơi, con không nghĩ là lấy chồng lại phức tạp, khó khăn đến như thế. Con cứ nghĩ anh ấy yêu con nhiều như thế, chúng con yêu nhau như thế thì chỉ có hạnh phúc thôi chứ”.
Rồi con chị thổ lộ vấn đề nó gặp phải là với mọi người bên gia đình nhà chồng. Ngay sau ngày cưới, việc khiến nó bị sốc là lúc về quê, chồng nó như trở thành con người khác. Nó đã quen đi đâu cũng khoác tay, nắm tay chồng nhưng về quê, chồng nó lại duỗi tay ra, nói nhỏ với nó “Thôi em, kẻo mọi người cười cho bây giờ”. Khi nào nó cũng muốn được đi với chồng ở mọi nơi mọi lúc, nhưng về quê rất nhiều lúc nhiều nơi chồng nó không cho nó đi cùng. Anh chỉ giải thích: “ở quê là phải thế”. Đến việc thứ hai khiến nó bị áp lực là đi đến đâu, gặp ai cũng bảo nó phải sớm sinh thằng đích tôn cho ông bà. Câu ấy nó nghe nhiều quá đến phát mệt mỏi. Nó bảo chồng tại sao ở quê ai cũng thích can thiệp vào chuyện của vợ chồng nó? Khi nào sinh là quyền của vợ chồng nó, sinh con trai hay con gái là lẽ tự nhiên, tại sao lại chỉ đòi sinh con trai? Chồng nó không những không đồng tình với nó, lại còn bênh vực người nhà mình, nói rằng đó là vì mọi người quý mến, quan tâm đến vợ chồng nó. Nó đâm ra ấm ức với chồng. Đã thế, ngày có công có việc, ngày giỗ ngày Tết, về quê, chồng nó cứ bắt nó phải vào bếp làm lụng, nấu nướng cùng với mấy bà chị, cô em. Nó nói nó không biết nấu bằng bếp củi, cũng không biết nấu các món ăn ở quê. Chồng nó lại bảo không biết thì phải học, về quê mà không “hoà đồng” với mọi người sẽ không được điểm dâu hiền vợ thảo đâu. Thế là nó thấy chồng thật gia trưởng, thật đáng ghét. Rồi nó không thích về quê, ngại về quê. Gần đây nó toàn tìm cớ thoái thác để chồng nó phải về quê một mình nên anh tỏ ra không hài lòng. Dần dà, nó ngại tiếp xúc chuyện trò với mọi người ở quê.
Vài lần gần đây, bố mẹ chồng, chị chồng ra Hà Nội chơi, cứ cơm nước xong là nó chuồn về phòng riêng, mặc cho chồng ngồi nói chuyện với người nhà mình. Chồng nó tỏ ra không hài lòng và rất buồn, đã buông lời trách cứ nó không quý mến người nhà chồng. Tức quá nó vặc lại: “Bố mẹ với các chị anh toàn nói chuyện lợn gà, mùa màng, rau củ. Em thì biết gì những thứ ấy mà ngồi tiếp chuyện? Hay lần sau khi người nhà anh ra em bỏ đi đâu cho khuất mắt là được chứ gì”! Chồng nó đã rất nghiêm khắc yêu cầu nó xem xét lại hành vi và suy nghĩ về mọi người thân của chồng nếu cả hai vẫn muốn có cuộc sống chung hạnh phúc. Và nó bị stress…
Người mẹ ấy nói chị phải giúp con gái học những gì cần thiết trong ứng xử với người thân của chồng- điều mà khi kết hôn con chị đã bỏ qua. Chị cho rằng đó cũng là lỗi của chị và giờ chị muốn Thanh Tâm hợp sức giúp chị. Thanh Tâm nghĩ, nếu chỉ là sơ xuất vì vô tâm, kiểu “ăn chưa no lo chưa tới” thì còn học được. Chỉ sợ con gái chị có tính ích kỷ, chỉ biết người khác phải quan tâm đến mình, vì mình mà không cần biết việc mình cũng phải biết vì người khác, biết nhường nhịn, cả hy sinh, chịu về mình phần thiệt thòi thì rất khó thay đổi. Thanh Tâm sẽ đồng hành cùng người mẹ ấy trong hành trình giúp con gái hoà nhập với gia đình chồng.