Không học nghề bố mẹ chọn
Phương Anh vốn học chuyên tiếng Nga ở trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng). Vốn yêu thích hoạt động xã hội và luôn mong muốn được đóng góp sức trẻ cho cộng đồng, Phương Anh đã tham gia giảng dạy cho các em nhỏ khó khăn ở vùng sâu, xa trong khuôn khổ hoạt động tình nguyện do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF tổ chức.
Mỗi lần thấy các học sinh hào hứng lắng nghe lời mình giảng, khao khát được học thật nhiều là Phương Anh lại thầm mong ước một ngày sẽ trở thành giáo viên. Phương Anh còn chịu ảnh hưởng từ tấm gương mẫu mực của cô giáo chủ nhiệm. Chính cô đã truyền cho Phương Anh tình yêu sư phạm và luôn động viên học trò theo nghề này.
Trong gia đình Phương Anh, bố mẹ và các anh chị đều làm kinh doanh. Vì thế, thật dễ hiểu khi bố mẹ cô luôn hướng con gái nối nghiệp mình.
Năm lớp 12, nhờ giành giải Ba học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Nga mà Phương Anh được vào thẳng khoa Kinh tế đối ngoại, trường ĐH Ngoại thương. Khỏi phải nói, bố mẹ Phương Anh toại nguyện đến thế nào. Song, cả hai lại như bị “dội gáo nước lạnh” khi Phương Anh tuyên bố sẽ không đi theo con đường bố mẹ định sẵn.
Thay vào đó, Phương Anh chọn học khoa Sư phạm tiếng Nga của trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cô kể: “Mình vẫn còn nhớ bố mẹ đã thất vọng thế nào. Mẹ mình phản đối nhưng vẫn cố giữ điềm tĩnh để khuyên can, giảng giải, mong mình suy nghĩ lại. Nhưng còn bố thì giận dữ và yêu cầu mình phải làm theo nguyện vọng của gia đình”.
Cái lý của bố mẹ Phương Anh là các chị cô hiện đều rất thành đạt, cuộc sống sung túc. Nếu Phương Anh học ĐH Ngoại thương, sau này cô có thể làm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kinh doanh… và sẽ nhận được sự hậu thuẫn của gia đình. Ngược lại, chọn sư phạm thì bố mẹ cô sẽ không thể giúp được gì.
Thế nhưng, vì quá yêu nghề sư phạm nên Phương Anh kiên quyết không nhượng bộ. “Mình biết bố mẹ rất thương mình nên mới làm vậy. Nhưng, nghề phải do mình chọn nên không thể làm khác được”, Phương Anh nhớ lại.
Sau đó, Phương Anh lại đạt giải Nhất Olympic tiếng Nga dành cho học sinh, sinh viên và được nhận học bổng toàn phần do chính phủ hai nước Việt Nam - Liên bang Nga cấp để du học tại Nga. Điều này hoàn toàn bất ngờ vì bố mẹ Phương Anh đã ấp ủ ý định sẽ cho con gái du học ở một nước khác để “cách li” cô khỏi nghề sư phạm.
Nay, với suất học bổng ở Nga, một lần nữa bố mẹ Phương Anh lại mong con gái sẽ suy nghĩ lại vì thực tế, rất ít người du học lại chọn sư phạm. Song, Phương Anh vẫn “sống chết” với đam mê của mình bằng việc tiếp tục đăng ký chọn ngành Sư phạm Ngôn ngữ và Văn học phương Tây.
Nay, với suất học bổng ở Nga, một lần nữa bố mẹ Phương Anh lại mong con gái sẽ suy nghĩ lại vì thực tế, rất ít người du học lại chọn sư phạm. Song, Phương Anh vẫn “sống chết” với đam mê của mình bằng việc tiếp tục đăng ký chọn ngành Sư phạm Ngôn ngữ và Văn học phương Tây.
Phương Anh tâm sự: “Mình đã đi được 1/4 chặng đường và vẫn còn phải học thêm 3 năm nữa mới tốt nghiệp. Hiện, bố mẹ mình cũng vẫn chưa thật sự an tâm với chọn lựa của con gái. Song, mình sẽ cố gắng hết sức để chứng minh cho bố mẹ thấy mình sẽ thành công”.
Khát khao đứng trên bục giảng
Viện Tiếng Nga quốc gia Puskin ở thủ đô Moscow là một trong những nơi đào tạo sư phạm tốt bậc nhất nước Nga. Tại đây, Phương Anh đã được học với những giảng viên ưu tú, có tâm, có tài.
“Các thầy cô giáo Nga đã giúp mình yêu nghề hơn. Có những ngày nước Nga lạnh âm 40 độ C khiến không ai muốn ra đường. Nhưng mình nghĩ, tại sao các thầy cô vẫn đến lớp giảng bài mà mình lại nghỉ học.
Rồi, có những buổi, lớp học rất ít sinh viên nhưng cô giáo của mình vẫn nói không ngừng nghỉ suốt 3 tiếng khiến mình vô cùng cảm động. Lại có thầy cô giảng dạy không cần nhìn giáo án nhưng vẫn rất sinh động, lôi cuốn sinh viên”, Phương Anh chia sẻ.
Những lúc ấy, Phương Anh lại thấy mình chọn lựa trở thành một giáo viên đứng trên bục giảng thật đúng đắn.
“Các thầy cô giáo Nga đã giúp mình yêu nghề hơn. Có những ngày nước Nga lạnh âm 40 độ C khiến không ai muốn ra đường. Nhưng mình nghĩ, tại sao các thầy cô vẫn đến lớp giảng bài mà mình lại nghỉ học.
Rồi, có những buổi, lớp học rất ít sinh viên nhưng cô giáo của mình vẫn nói không ngừng nghỉ suốt 3 tiếng khiến mình vô cùng cảm động. Lại có thầy cô giảng dạy không cần nhìn giáo án nhưng vẫn rất sinh động, lôi cuốn sinh viên”, Phương Anh chia sẻ.
Những lúc ấy, Phương Anh lại thấy mình chọn lựa trở thành một giáo viên đứng trên bục giảng thật đúng đắn.
Ở xa Việt Nam nhưng Phương Anh vẫn theo dõi sát sao tình hình tuyển sinh của các trường sư phạm trong nước. Thời gian qua, dư luận nói nhiều đến tình trạng học sinh giỏi không chọn nghề sư phạm hay là nhiều bạn chỉ 3 điểm/môn thi vẫn đỗ sư phạm. Phương Anh cũng buồn vì chất lượng đầu vào sư phạm thấp sẽ ảnh hưởng tới việc giáo dục trong tương lai.
Phương Anh cũng thương các thầy cô giáo hiện vẫn còn chịu nhiều áp lực trong quá trình làm nghề. Song, cô nghĩ, mọi thứ rồi sẽ phải thay đổi. Nghề giáo luôn là nghề được xã hội tôn trọng và vẫn có rất nhiều người giỏi muốn trở thành giáo viên.
Mai này khi học xong, Phương Anh sẽ trở về Việt Nam và rất mong sẽ được các nhà trường đón nhận vì cô chưa bao giờ thôi khao khát được đứng trên bục giảng.