Người phụ nữ 33 tuổi không ngại từ bỏ cuộc sống yên bình nơi quê nhà, xa gia đình để đến Afghanistan, Pakistan - nơi liên tục xảy ra các cuộc tấn công vũ trang, giúp đỡ những bà bầu vượt cạn.
Tưởng Lịch cho biết, tai chỗ làm cũ của chị, mỗi tháng có khoảng 200-300 ca sinh nở, phòng chờ đẻ thường xuyên không còn chỗ nằm nên các bà bầu đành phải trải chiếu nằm dưới đất. Chị từng đỡ đẻ ở trên xe, ở dưới đất... đủ cả.Tuy nhiên, tại Bệnh viện Phụ sản của tỉnh Khost, Afghanistan chỉ có 60 chiếc giường bệnh, bệnh viện chỉ có 2 bác sĩ sản, trong khi số ca đỡ đẻ 1 tháng lên tới khoảng 1.300 ca.Thông thường, 1 thai phụ chưa sinh xong đã có 1 thai phụ khác cần trợ sinh, các bé sơ sinh cứ thế liên tiếp ra đời.Tại khu vực xảy ra nhiều biến động như Afghanistan, cứ 100.000 ca sinh thì có khoảng 400-500 trường hợp thai phụ tử vong, nhiều hơn gấp 20 lần quốc gia hòa bình ổn định.Nhưng trong 3 tháng Tưởng Lịch đỡ đẻ tại đây, không có trường hợp nào thai phụ tử vong. Chị nhận thấy những người phụ nữ bản địa vô cùng giản dị, chất phác.“Chúng tôi chỉ có thể hoạt động giữa 2 địa điểm là bệnh viện và nơi đóng quân. Kể từ phút đầu tiên đến nơi này, chúng tôi đã được yêu cầu cần phải ăn mặc giống hệt những người phụ nữ ở đây khi đi ra ngoài, phải cải trang vô cùng kín đáo”, Tưởng Lịch cho hay.“Bệnh viện mà tôi làm việc trước đây từng là bệnh viện quân đội bị bỏ hoang. Dù bạn là người của phe nào thì cũng đều có thể đến đây nhận trợ giúp nhưng tuyệt đối không được mang súng”.Lần đầu tiên Tưởng Lịch nghe đến tổ chức Bác sĩ không biên giới là khi còn đang học đại học. Lúc đó, chị cảm thấy công việc này thật là oai, có thể đến một nơi mà trở thành bác sĩ duy nhất của người dân địa phương, "cảm giác đó thực sự hấp dẫn tôi", chị chia sẻ.