Nữ bệnh nhân mắc ‘hội chứng người cây’ đầu tiên trên thế giới

10:00 | 04/02/2017;
Bé gái người Bangladesh (10 tuổi) Sahana Khatun tự nhiên mắc bệnh lạ, 'nảy chồi cây' trên mặt, cằm, tai và mũi. Đây là bệnh nhân nữ đầu tiên mắc hội chứng này.
sahana-khatun-1.jpg
Sahana Khatun mắc ‘hội chứng người cây’
Sahana Khatun mất mẹ từ năm em lên 6 tuổi. Từ đó, em sống cùng cha là ông Mohammad Shahjahan - một người lao động nghèo. Ông Shahjahan cho biết, “cây” mọc trên mặt con gái mình từ cách đây 4 tháng. Phần da sần sùi ngày càng nhiều nên ông phải nhanh chóng đưa con đến bệnh viện chữa trị. Ông chia sẻ: “Chúng tôi thực sự rất nghèo. Tôi hy vọng các bác sĩ có thể loại bỏ phần da đó ra khỏi khuôn mặt xinh xắn của con gái tôi”.
sahana-khatun-2.jpg
Hai cha con Sahana Khatun trong viện
Em Sahana đã được Bệnh viện Đại học Y tế Dhaka tiếp nhận chữa trị. Bác sĩ Samantha Lal Sen, Trưởng khoa phẫu thuật của Bệnh viện Dhaka, cho biết: "Trên thế giới chỉ có khoảng 6 người mắc chứng bệnh này do bị nhiễm virus rối loạn da di truyền pidermodysplasia verruciformis nhưng tất cả đều là đàn ông. Chúng tôi tin cô bé là bệnh nhân nữ đầu tiên mắc hội chứng này”.
abul-bajandar.jpg
Bệnh nhân Abul Bajandar trước và sau phẫu thuật
Trước đó, tại Bangladesh, anh Abul Bajandar (27 tuổi) - bệnh nhân đầu tiên mắc hội chứng này - đã phải trải qua 16 lần phẫu thuật cắt bỏ tại bệnh viện trên để chữa phần thân cây mọc kín tay và chân. Các khối u bướu cây khổng lồ nặng tới 5kg mọc trên tay của Bajandar. Thủ tướng Sheikh Hasina đã giúp bệnh nhân này được điều trị miễn phí. Tháng trước, Bajandar đã dùng tay chạm được vào người vợ và con gái mình lần đầu tiên sau hơn chục năm mắc bệnh.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn