Nữ giới mới là 'mẹ đẻ' nghề lập trình

19:00 | 10/04/2016;
Nhắc tới lập trình viên chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của nam giới, nhưng thực tế những người lập trình đầu tiên lại là phụ nữ.
lap-trinh-vien-dau-tien-9.jpg

Kể từ sau khi Babbage đưa ra nguyên lý máy tính điện tử vào năm 1834, lĩnh vực kỹ thuật máy tính được nam giới làm chủ. Rất ít người biết rằng lập trình viên đầu tiên trên thế giới là Augusta Ada Byron – con gái của nhà thơ nổi tiếng Lord Byron.

lap-trinh-vien-dau-tien-1.jpg

Ada sinh ra ở Luân-đôn vào năm 1815. Năm 17 tuổi Ada được gặp “ông tổ” máy tính – giáo sư Charles Babbage ở trường đại học Cambridge tại Vương Quốc Anh, lần đầu tiên tiếp xúc với khái niệm “Động cơ khác biệt”.

lap-trinh-vien-dau-tien-2.jpg

Ada trong quá trình thảo luận về động cơ khác biệt với Babbage đã đoán trước được khả năng thông dụng của máy tính. Bà đưa ý kiến dùng gốc hệ nhị phân thay thế hệ thập phân vốn có, máy phân tích hiển thị có thể nhận các loại thẻ đục lỗ: “thẻ điều khiển”, “thẻ dữ liệu”, “thẻ thao tác”. Bà cũng nêu ý kiến rằng các ký hiệu và chữ cái đều có thể dùng để “mã hóa” dữ liệu số. Nhưng đáng tiếc rằng cống hiến của bà và những người phụ nữ khác trong lĩnh vực phần mềm lại bị quên lãng.

lap-trinh-vien-dau-tien-7.jpg

Trong lịch sử máy tính của thế giới, phụ nữ có nhiều đóng góp quan trọng. Mọi người đều nhớ tới chiếc máy tính điện tử đầu tiên của thế giới ENIAC, nhưng rất ít người nhớ hoặc biết tới 6 người phụ nữ lập trình đứng sau thành công của chiếc máy tính này. Nhóm nữ này đã hoàn thành việc biên soạn và triển khai máy tính đầu tiên trên thế giới. Jean Jennings là một thành viên trong nhóm nữ lập trình này cho biết: “Các kỹ sư nam đều rất quan tâm đến việc làm thế nào để thiết kế phần cứng, còn việc lập trình dữ liệu thì họ không có hứng thú”.

lap-trinh-vien-dau-tien-3.jpg
 Jean và Frances - hai trong số 6 người phụ nữ lập trình cho ENIAC

Như chúng ta biết ENIAC ra đời vào tháng 2/1946 tại trường đại học Pennsylvania của Mỹ. Do vào thời điểm đó có nhiều nhiệm vụ bí mật liên quan đến chế tạo bom nguyên tử, nên chiếc máy tính này được bảo mật rất nghiêm ngặt. Lúc đó thiết kế phần cứng được cho là điểm mấu chốt quyết định sự thành bại của việc nghiên cứu và phát triến thiết bị máy tính, nên được giao cho nam giới phụ trách; để hỗ trợ những người đàn ông hoàn thành công tác bảo mật, quân đội Mỹ đã tuyển 6 người phụ nữ yêu thích toán học làm nhân viên thao tác ENIAC.

lap-trinh-vien-dau-tien-4.jpg

Nhiệm vụ của sáu người phụ nữ này là tiếp nhận các bản thiết kế phần cứng và sơ đồ hệ thống dây điện từ các nam kỹ sư, sau đó nắm rõ cách hoạt động của máy móc rồi biên soạn lập trình. Sau khi lập trình và làm cho máy đi vào hoạt động, họ phải nói lại cách sử dụng máy tính này cho các kỹ sư.

lap-trinh-vien-dau-tien-6.jpg

Sau khi qua hàng loạt đợt đào tạo những người phụ nữ cũng nắm được kế hoạch chi tiết của chiếc máy bí mật này. Họ phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu và sơ đồ rồi nhanh chóng đưa ra hệ thống lập trình. Trong 18.000 ống chân không có một cái bị đốt cháy, nhóm nữ lập trình đã tìm ra rất nhanh giúp cho công việc của những người đàn ông không còn nặng nề. Có lẽ đó là lần đầu tiên các kỹ sư phần cứng biết được sức mạnh của phần mềm.

lap-trinh-vien-dau-tien-8.jpg
Bà Jean Jennings trước khi qua đời đã nói: “Cho dù chúng tôi sinh ra trong thời đại cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ là có hạn, nhưng chúng tôi đã giúp con người mở ra thời đại của máy tính”. Bà tự hào chỉ ra một sự thật rằng, những người lập trình tạo nên máy tính có chức năng thông dụng đầu tiên trong lịch sử thế giới đều là phụ nữ.
lap-trinh-vien-dau-tien-10.jpg
lap-trinh-vien-dau-tien-11.jpg

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn