Nửa đêm thấy miệng đắng và khát nước, rất có thể là dấu hiệu của bệnh này

18:23 | 22/10/2022;
Khát nước lúc nửa đêm là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng ít ai ý thức được rằng đây là một trong những dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khôn lường.

Theo kết quả khảo sát, khoảng 70% cơ thể con người là nước, người trưởng thành cần bổ sung 1500 ml đến 2000 ml nước mỗi ngày để đáp ứng chức năng trao đổi chất bình thường. Nhiều người gặp phải tình trạng tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, cảm thấy khô miệng và khát nước.

Đặc biệt, một số người sẽ gặp phải tình trạng miệng có vị đắng, chát và khô. Một số người cho rằng nguyên nhân là do uống không đủ nước vào ban ngày.

Tuy nhiên, tình trạng tỉnh giấc và khát nước vào ban đêm cũng có thể là dấu hiệu của những thay đổi bất thường về sinh lý điển hình. Dưới đây là những điểm cần lưu ý khi gặp phải tình trạng khô miệng vào nửa đêm.

1. Gan bị tổn thương

Theo nghiên cứu lâm sàng, miệng khô đắng có thể có thể là dấu hiệu gan đã bị suy yếu. Chúng ta đều biết gan là cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Tuy nhiên, các vấn đề về gan thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, khi đã xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì có nghĩa là bệnh gan đã rất nghiêm trọng.

Gan có chức năng giải độc cho cơ thể chúng ta và gắn liền với túi mật. Khi chức năng gan bị trục trặc, các cơ quan liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, dịch do gan và túi mật tiết ra nhiều hơn, khiến miệng có vị đắng.

Khi chúng ta ngủ vào nửa đêm thì dịch mật sẽ theo quá trình trao đổi chất trong cơ thể lưu thông ngược trở lại thực quản, gây ra cảm giác đắng miệng.

Nửa đêm thấy miệng đắng và khát nước, rất có thể là dấu hiệu của bệnh này - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Daily Express

Bình thường ban đêm là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng. Sau một đêm, các chất độc trong cơ thể sẽ được đào thải ra ngoài nhờ gan. Nếu gan không khỏe, có thể tần suất thức dậy nửa đêm sẽ tăng lên, tình trạng khô miệng lưỡi càng rõ ràng.

2. Bệnh tiểu đường

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường và tình trạng này có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên nhóm đông nhất vẫn là những người cao tuổi đã về hưu. Đối với nhóm người trung niên và cao tuổi thì phần lớn nguyên nhân đến từ việc giảm vận động, ăn uống không kiểm soát.

Đối với người trung niên và cao tuổi, các hệ xương khớp trong cơ thể sẽ dần bị thoái hóa khiến họ không thích vận động. Thói quen này dẫn đến các cơ quan bị suy yếu, tốc độ lão hóa sẽ tăng lên, lâu dần sẽ xuất hiện một số bệnh về già, và khả năng mắc bệnh tiểu đường cũng tăng lên.

Khi con người đến một độ tuổi nhất định, các loại hormone trong cơ thể sẽ giảm dần. Đặc biệt là khi ăn, đường glucose trong cơ thể không thể được ruột non hấp thụ hoàn toàn, do đó không có cách nào để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường cũng thường có triệu chứng bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm. Họ luôn cảm thấy khát nước, điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì sau khi ăn, một số loại thực phẩm sẽ tích tụ glucose trong dịch ngoại bào. Tuyến yên trong cơ thể không tiết ra được hoocmon dẫn đến nửa đêm sẽ xuất hiện miệng và lưỡi khô.

Nửa đêm thấy miệng đắng và khát nước, rất có thể là dấu hiệu của bệnh này - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Express

3. Các bệnh răng miệng

Trong khoang miệng xuất hiện tình trạng khô miệng thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh nha khoa.

Chúng ta ăn nhiều thức ăn trong một ngày và trong miệng sẽ bị dính cặn thức ăn. Những phần thức ăn dư thừa sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn sinh sôi, nếu không được vệ sinh kịp thời. Những vi khuẩn này phá hủy môi trường vi sinh, gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng, đồng thời gây ra một số bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng...

Đặc biệt đối với những trẻ em đang trong quá trình phát triển thì càng phải chú ý đến sức khỏe răng miệng. Mỗi người nên đánh răng mỗi sáng và tối. Nhiều người thích ăn các món tráng miệng là đồ ngọt, vì vậy, sau khi ăn những loại thực phẩm này thì nên chú ý phải súc miệng kịp thời để giữ gìn sức khỏe răng miệng.

Vì vậy, để tránh mắc phải các vấn đề như trên hay khô miệng, mọi người phải hình thành và duy trì những thói quen tốt, đồng thời phải chú ý cắt giảm đồ ngọt trong khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, mỗi người cũng nên chủ động uống 8 ly nước mỗi ngày để duy trì đủ nước trong cơ thể, ngăn ngừa khô miệng.

Làm thế nào để giảm bớt sự xuất hiện tình trạng này?

1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và duy trì một thói quen tốt

Có câu: "Bệnh tật từ miệng mà vào". Nhiều loại bệnh sinh ra là do ăn uống. Bởì vậy, chúng ta nên duy trì chế độ ăn nhạt, đảm bảo thói quen ăn uống điều độ, giảm ăn một số thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Bên cạnh đó, trong chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau quả để cung cấp các vitamine và dưỡng chất. Giấc ngủ cũng là yếu tố cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này.

Thói quen tốt là yếu tố tiền đề quyết định sức khỏe và tuổi thọ của con người. Do đó, chúng ta cần phải lưu tâm ngay từ sớm để chủ động phòng ngừa và nâng cao tuổi thọ.

Nửa đêm thấy miệng đắng và khát nước, rất có thể là dấu hiệu của bệnh này - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Self.com

2. Uống nhiều nước

Hiện tượng miệng và lưỡi khô có nguyên nhân trực tiếp là do cơ thể bị thiếu nước. Bởi vậy, chúng ta cần hình thành thói quen bổ sung nhiều nước, uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày để duy trì sự trao đổi chất bình thường trong cơ thể và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, tuần hoàn máu lưu thông trơn tru hơn, việc đào thải chất độc rác và chất thải chuyển hóa ra khỏi cơ thể cũng hiệu quả hơn, từ đó bảo vệ sức khỏe của cơ thể.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn