Nước ăn chân là tên gọi dân gian của bệnh nấm da chân, thông thường là nấm ở kẽ chân.
Tên gọi "nước ăn chân" cũng chỉ ra đặc tính của bệnh là thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt là những vùng trũng, nơi nước bị ứ đọng. Khi bị ngập úng nhiều ngày, nước không lưu thông, thì các vi sinh vật như vi nấm và vi trùng sẽ phát triển. Chúng bám dính vào da chân gây tổn thương, chúng ta thường gọi là tình trạng nước ăn chân.
Mặc dù bệnh xuất hiện chủ yếu ở bàn chân, nhưng nếu người bệnh thường xuyên phải bơi/lội tiếp xúc với nguồn nước bẩn thì nấm có thể lây lan tới các bộ phận khác như bàn tay, bẹn.
- Da bàn chân thường bị mủn trắng, đặc biệt là ở lòng bàn chân và gót chân.
- Bị nứt ở các kẽ ngón chân, để lộ ra nền da đỏ ướt, có thể tiết dịch hoặc chảy máu, gây đau.
- Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti ở kẽ ngón chân.
- Bệnh nhân cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy, khó chịu, có thể dẫn đến gãi không kiểm soát gây chảy máu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nước ăn chân chính là các vi nấm sợi tơ như Microsporum, Epidermophyton, Trichophyton, thậm chí là vi nấm men Candida albicans. Trong đó, 2 loại vi nấm gây nước ăn chân phổ biến nhất là Trichophyton Rubrum và Trichophyton Mentagrophytes.
- Nông dân, thường xuyên phải lội ruộng bùn.
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với nước như vận động viên bơi lội, nhân viên nuôi thủy hải sản,...
- Người sống ở vùng thường xuyên mưa lũ, ngập lụt, không khí ẩm ướt.
- Những người có thói quen đi giày cả ngày.
- Giữ vệ sinh chân kém, ít thay và giặt giũ giày tất.
- Dùng chung giày dép, tất, khăn tắm,... với người bị nước ăn chân, nấm chân.
Vì nước ăn chân là do các loại nấm kí sinh gây ra, nên bôi các loại thuốc chống nấm cho hiệu quả khá tốt. Các thuốc thông dụng là:
- Thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm: Ví dụ như ketoconazole, canesten, ticonazol, nizoral,... Thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh, giúp tiêu diệt vi nấm. Đồng thời có chức năng kháng viêm, giảm ngứa. Khi bôi thuốc, bệnh nhân có thể cảm thấy bị kích ứng và nóng rát. Tuy nhiên thuốc khá lành tính, có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Dung dịch cồn ASA: Dung dịch bao gồm các thành phần như ethanol 70 độ, axit acetylsalicylic, natri salicylat, có tác dụng tiêu diệt nấm rất mạnh. Ngoài điều trị nước ăn chân, nó còn thường được dùng cho bệnh nhân nấm móng, hắc lào, lang ben,....
- Dung dịch BSI 2%: Thành phần chính của dung dịch này là acid salicylic. Cần thận trọng khi sử dụng bởi bôi quá nhiều có thể gây ăn mòn da.
Tùy vào tình trạng bệnh mà lượng thuốc và số lần bôi cũng khác nhau. Do đó, người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ chỉ định thuốc và hướng dẫn sử dụng cụ thể, nhằm đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
**Lưu ý các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bị nước ăn chân không nên tự ý mua sử dụng mà chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh nguy hiểm tới sức khỏe.
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc uống hỗ trợ. Các loại thuốc uống điều trị nước ăn chân phổ biến là griseofulvin, nizoral, hoặc sporal,....
Thuốc uống trị nước ăn chân có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, nổi mề đay, ngứa ngoài da,....
Thuốc uống kháng nấm thường được chuyển hóa qua gan, được thận và mật đào thải do đó cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Những người có bệnh lý gan mật, người bị tiểu đường, người có hệ thống miễn dịch suy yếu,... không nên dùng thuốc uống trị nước ăn chân.
- Có thể ngâm chân bằng các loại nước như muối, phèn chua, dấm, rượu, gừng,... pha loãng.
- Nếu bị nứt kẽ chân, có thể lấy lá muồng trâu hoặc lá trầu không, hoặc lá rau răm, rau sam, búp ổi,.. giã nát để đắp và kẽ chân. Ké đầu ngựa hoặc rễ cây táo rừng, trà xanh sắc thành nước đặc bôi kẽ chân cũng cho hiệu quả rất tốt.
Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, nước ăn chân có thể dẫn đến bội nhiễm, bàn chân sưng tấy có mủ, gây sốt và nổi hạch bẹn.
Nấm từ da bàn chân cũng có thể lây lan tới móng chân, gây nấm móng, khiến cho móng chân bị đổi màu và mủn dần.
- Vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày. Sau khi rửa chân cần lau khô ngay, đặc biệt là ở kẽ ngón chân.
- Chọn loại tất chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Thay tất ít nhất 2 lần/ngày. Không đi tất còn ẩm.
- Đi giày dép đúng kích cỡ, không đi loại quá chật. Ưu tiên giày làm từ vật liệu thoáng khí. Hạn chế thời gian mang giày, không nên đi giày cả ngày.
- Sử dụng thuốc xịt hoặc thuốc bột cho giày để khử mùi và khử nấm. Giặt tất với nước nóng để tiêu diệt nấm, cũng như các mầm bệnh khác.
- Không sử dụng chung giày dép với người khác.
- Khi đi vào phòng tắm công cộng, bể bơi và những nơi công cộng khác, nên mang dép, không đi chân trần.
- Khi bị nước ăn chân, người bệnh nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lại nấm tốt hơn.
- Bổ sung ngũ cốc sẽ giúp bổ sung protein, cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chống chọi với bệnh tật.
- Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà chua, cà rốt, xoài,... để giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
- Vitamin B từ các thực phẩm như súp lơ, cải bỏ xôi,.. sẽ thúc đẩy sản sinh lớp biểu bì mới, thay thế cho lớp biểu bì bị tổn thương do nước ăn chân, giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Từ lâu mọi người đã biết, vitamin E có tác dụng rất lớn trong công cuộc làm đẹp da. Chính vì thế, khi bị nước ăn chân, bổ sung vitamin E sẽ giúp đẩy lùi quá trình oxy hóa, giúp da khỏe và mềm mại hơn, da nhanh lành hơn. Các thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến là giá đỗ, hạt hướng dương, đậu xanh, đậu phộng,....
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa,... có thể khiến da bị kích ứng trầm trọng hơn.
- Thịt bò và thịt gà có thể khiến khởi phát các cơn ngứa.
- Không nên ăn rau muống, da thịt gà, nhất là khi bạn bị nứt kẽ ngón chân. Chúng sẽ khiến các vết thương lâu lành hơn.
- Bạn có thể tiêu thụ vitamin C, nhưng không nên dùng lượng lớn bởi nó sẽ khiến bạn bị ngứa dữ dội hơn. Tốt nhất khi đang bị nước ăn chân, bạn nên tạm thời dừng ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi,.....
Nước ăn chân là tình trạng không nghiêm trọng, có thể được điều trị dễ dàng bằng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà, bôi hoặc uống thuốc kháng nấm. Điều quan trọng là luôn giữ chân sạch sẽ và khô thoáng giúp hiệu quả điều trị tốt hơn và nhanh hơn, bệnh không có nguy cơ quay trở lại.
Nước ăn chân là bệnh truyền nhiễm. Loại nấm gây ra bệnh nước ăn chân sinh sôi và phát triển mạnh trong môi trường ẩm thấp. Do đó, môi trường lây truyền thường là phòng tắm, nhà tắm công cộng, nơi bùn lầy.
Việc sử dụng chung tất, giày dép, khăn lau,... với người bị bệnh cũng sẽ gây lây nhiễm.
Đây cũng là quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Mọi người thường nghĩ, "cách ly" chân với môi trường bên ngoài sẽ giúp tránh bị nhiễm trùng nặng hơn. Nhưng thực tế, việc bít kín chân sẽ tạo môi trường ẩm và tối, thuận lợi cho vi nấm phát triển nhanh hơn, tình trạng nước ăn chân sẽ thêm trầm trọng.
Do đó, khi bị nước ăn chân, cần rửa chân thường xuyên với xà phòng, sau đó lau khô. Đi giày dẹp thoáng, tốt nhất là các loại giày dép hở ngón. Không nên đi tất.
Hầu hết các trường hợp bị nước ăn chân đều có thể điều trị hiệu quả và nhanh chóng. Thậm chí, bạn có thể đẩy lùi bệnh chỉ nhờ các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tiên lượng của bệnh nước ăn chân là khá tốt.
Đối với các bệnh nhân bị đồng nhiễm các căn bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV,... thì cần thận trọng hơn. Khi bị nước ăn chân, bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ để được can thiệp nhanh chóng, tránh tình trạng nấm lan rộng hoặc có biến chứng đáng ngại.
Hình ảnh phóng to nấm gây bệnh nước ăn chân dưới kính hiển vi. (Ảnh: Internet)
Nấm chân tạo ra các mảng da trắng và mủn. (Ảnh: Internet)
Nước ăn chân thường gặp nhất là ở kẽ ngón chân. (Ảnh: Internet)
Nứt kẽ ngón chân, đau và chảy máu là triệu chứng phổ biến của bệnh nước ăn chân. (Ảnh: Internet)
Một trường hợp nước ăn chân nặng. Nấm lây lan ra toàn bộ da bàn chân (Ảnh: Internet)
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn