1. Thời hạn sử dụng của nước đun sôi là bao lâu?
Trong quá trình đun sôi, nước sẽ tiêu diệt nhiều vi sinh vật chết người. Nước đã đun sôi có thể bảo quản trong 6 tháng ở nhiệt độ thường nhưng với điều kiện phải được đun sôi đúng, bảo quản đúng. Đun sôi đúng là đun đến khi nước sôi mạnh và tiếp tục nấu trong 1 phút. Bảo quản đúng là đựng nước trong các hộp/chai đã khử trùng, tránh mở nhiều lần và đặt ở những nơi có nhiệt độ phòng không quá 21 độ C.
Tuy nhiên, với thời tiết mùa hè nóng bức như hiện nay, nhiệt độ thường xuyên trên 21 độ, cộng thêm việc bảo quản không đúng cách, các vi sinh vật khác nhau sẽ tiếp tục xâm nhập vào nước sôi và sinh sôi trong nước. Thời gian tiếp xúc trong không khí càng lâu, số lượng vi khuẩn vi sinh càng nhiều, chất lượng nước càng xấu, nguy hại cho cơ thể con người càng lớn.
Vì vậy, chúng ta chỉ nên dùng trong vòng 24 giờ và để ngăn mát tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp. Trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, phải để nước sôi nguội dần ở nhiệt độ phòng. Hoặc có thể cho nước vào bình to đã khử trùng, đậy nắp kín, rót ra bình nhỏ sử dụng để tránh mở nắp nhều lần.
2. Nước đun sôi để qua đêm có sinh ra chất gây ung thư không?
Bởi vì nhiều người hiện nay mắc chứng sợ hóa chất nên nhiều thứ, bao gồm cả nước cũng bị nghi ngờ. Có tin đồn rằng uống nước để qua đêm rất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư vì nó sẽ sinh ra nitrit và nitrit có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong cơ thể (nitrosamine là một chất gây ung thư mạnh).
Nhưng thực tế điều này không hề đúng. Để sản xuất ra chất nitrosamine cần có môi trường và tiền chất thích hợp, các chất vi khuẩn trong nước sau khi đun sôi sẽ mất hoạt tính, hàm lượng nitrat ít hơn nên không có cơ sở để sản xuất lượng lớn chất nitrosamine.
3. Nước đun lại nhiều lần gây ung thư?
Chỉ cần nguồn nước hoặc dụng cụ đun nước sôi có thể đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thì về lý thuyết, dù đun nước nhiều lần cũng không sinh ra chất gây ung thư. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đun nước lại nhiều lần sinh ra chất gây ung thư.
Nhưng để có một cuộc sống lành mạnh, bạn không nên uống nước đã đun lại nhiều lần.
4. Tại sao nước đun sôi để qua đêm có mùi khác?
Nhiều người nhận thấy uống nước đun sôi để qua đêm, mùi vị khác hẳn bình thường, có phải do để qua đêm nên chất lượng nước đã giảm sút? Thực tế, nguyên nhân chính là do nước đun sôi để lâu ngoài không khí đã bị hòa vào một lượng nhỏ khí carbon dioxide (CO2) làm thay đổi mùi vị.
Tuy không nguy hiểm chết người nhưng nước đun sôi để nguội sau vài ngày rất dễ bị nhiễm khuẩn, vẫn không nên uống.
5. Cặn trắng trong ấm đun nước là gì?
Nước đun sôi có chứa khoáng chất và đóng cặn trắng dày ở bên trong ấm. Đây là minh chứng cho sự tồn tại của khoáng chất, vì vậy nước đun sôi cũng là một loại nước khoáng.
Tuy nhiên, hàm lượng khoáng chất trong nước rất nhỏ nên không thể bổ sung đủ khoáng chất mà cơ thể yêu cầu. Các khoáng chất hấp thu vào cơ thể cần được lấy từ các chế độ ăn khác.
6. Tôi có cần bật máy hút mùi khi đun sôi nước không?
Khi đun nước và nấu ăn, tốt nhất bạn nên bật máy hút mùi hoặc quạt thông gió để hút hết hơi nước ra ngoài. Hơi nước trong bếp nếu không được xả kịp thời sẽ bám vào các ngóc ngách và gây nấm mốc. Nấm mốc dễ gây dị ứng. Nếu trong nhà có người bị dị ứng, cần loại bỏ và chống nấm mốc kịp thời.
7. Nước phải đun sôi trong bao lâu trước khi tắt?
Thông thường đun sôi nước chỉ tiêu diệt các vi sinh vật trong nước, và đun sôi nước là phương pháp khử trùng tốt nhất. Tuy nhiên, phân vi sinh vật trong nước, đặc biệt là nội độc tố thải ra sau khi vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt, không thể tiêu diệt được ở 100°C, vì vậy nên đun sôi nước từ 2 đến 3 phút trước khi tắt bếp.
8. Bạn có mở nắp khi nước sắp sôi không?
Khi nước đến gần 100°C, nên mở nắp ấm để một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nước thoát ra ngoài, sau khi đun sôi khoảng 2 đến 3 phút thì tắt bếp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn