Thực tế nứt gót chân mùa hanh khô xảy ra phổ biến với nhiều người. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng nó có thể gây đau đớn và khó khăn trong đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Nứt gót chân là gì?
Nứt gót chân là tình trạng da ở gót chân bị mất đi một phần độ đàn hồi và bị tách ra. Lúc này trọng lực cơ thể bị dồn xuống chân và gây nứt. Nếu bị nhẹ, thì chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nhưng trong trường hợp gặp nước hay sự thay đổi nhiệt độ có thể gây ra chảy máu, những vết nứt bị sâu hơn và cản trở đi lại.
Nhiều trường hợp do không chú ý và vết nứt gót chân bị chảy máu và tổn thương sâu khiến vi khuẩn và virus xâm nhập vào gây nhiễm khuẩn rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây nứt gót chân mùa hanh khô
Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng gót chân bị nứt nẻ:
- Vùng da gót chân bị mất đi độ ẩm dẫn tới mất dàn hồi
Vào mùa khô, thời tiết lạnh cộng với gió mùa khô hanh nhanh chóng khiến da bị khô và mất đi độ ẩm tự nhiên. Điều này có thể bắt nguồn từ thói quen uống ít nước, sử dụng sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh, thói quen tắm nước quá nóng hoặc ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc dùng máy sấy chân trong thời gian dài,..
Những lý do này đều làm tăng nguy cơ nứt gót chân mùa hanh khô hơn.
- Trọng lượng cơ thể dồn xuống quá mức trong một thời gian dài
Điều này xảy ra khi bạn đang bị thừa cân, béo phì hoặc với phụ nữ đang mang thai có trọng lượng cơ thể lớn và dồn xuống chân liên tục. Người có đặc thù công việc đứng lâu cũng có nguy cơ tương tự. Các nhà khoa học giải thích, khi lớp mỡ bình thường dưới gót chân bị "gạt" sang hai bên do áp lực sẽ không còn độ dẻo dai và linh hoạt nữa.
- Nguyên nhân bệnh lý
Một số bệnh lý như suy giáp, bị vảy nến, eczema, bị viêm da dị ứng, tiểu đường,... có thể gây nứt gót chân.
Người đang dùng các loại thuốc kháng histamine hay thuốc lợi tiểu cũng làm tăng tình trạng khô da gót chân và dẫn tới nứt.
Người có tuyến mồ hôi chân lão hóa
Trẻ bị thiếu vitamin hoặc khoáng chất
>> Tổng hợp các dấu hiệu phổ biến khi thiếu vitamin và khoáng chất
- Các yếu tố khác
Môi trường, nhiệt độ khô lạnh hoặc quá nóng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây nứt gót chân mùa hanh khô.
Người đi dép hở ngón thường xuyên, người không chăm sóc vệ sinh chân đúng cách khiến lớp da ở gót chân bị chai lại khi gặp thời tiết hanh khô cũng rất dễ bị nứt gót chân hơn.
Để đối phó với tình trạng nứt gót chân mùa hanh khô bạn cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Uống đủ nước hàng ngày
Trung bình một người cần uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày còn tùy vào tình trạng vận động của bạn. Uống nước đầy đủ sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da dẫn tới nứt nẻ thêm.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học
Người bị nứt gót chân nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và vitamin E để hỗ trợ nhanh lành vết nứt cũng như kháng viêm (nhờ vitamin C) và hạn chế quá trình da bị lão hóa.
- Vệ sinh vùng da bị nứt nẻ đúng cách
Bạn cần giữ vùng gót chân bị nứt sạch sẽ, bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Rửa chân xong cần lau khô để tránh tích nước trong khe nứt.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc không kê đơn có thể có tác dụng đối với những người bị nứt gót chân mùa hanh khô ở mức độ nặng, cần phải giảm đau hay người bị nứt gót chân thể mãn tính.
- Nới lỏng những tế bào da chết ở gót chân
Tùy vào nguyên liệu bạn có thể chuẩn bị, việc nới lỏng các tế bào da chết ở gót chân có thể được thực hiện bằng các cách sau:
Lấy đá mài chà nhẹ nhàng vùng gót chân rồi rửa sạch
Ngâm chân trong nước ấm có vắt thêm 1/2 quả chanh
- Bôi kem dưỡng
Sau khi vệ sinh chân sạch sẽ đừng quên bôi kem dưỡng ẩm hoặc các loại dầu dưỡng chuyên dụng để tăng nước và độ đàn hồi cho vùng da gót chân.
Bạn có thể bôi kem dưỡng ban ngày và ban đêm để giảm bớt tình trạng khô da hơn.
- Mang tất khi bôi kem dưỡng ẩm
Mang tất sau khi bôi kem dưỡng ẩm sẽ giúp "khóa ẩm" gót chân tốt hơn.
Nguồn dịch:
1. https://www.quora.com/Why-do-heels-crack-more-during-winter-than-summer
2. https://beautyhealthtips.in/home-remedies-to-relieve-dry-cracked-feet-in-winter/
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn