Trong 11 ngày qua, người yêu mến thể thao trên toàn thế giới đã được chứng kiến 5 màn cầu hôn đầy lãng mạn mà nhân vật chính đều là những vận động viên.
Khoảnh khắc vỡ òa hạnh phúc của cặp đôi Will Claye và Queen Harrison trong vòng vây của khán giả |
Đầu tuần này, Charlotte Dujardin bước lên bục vinh quang để nhận HCV thứ 2 của mình tại Thế vận hội năm nay ở nội dung đua ngựa nghệ thuật. Cổ vũ trên khán đài, vị hôn phu của cô đã cầm sẵn tấm bảng có dòng chữ "Chúng mình cưới nhau bây giờ em nhé". |
Màn cầu hôn kịch tính nhất có lẽ là của cặp đôi người Trung Quốc, He Zi, vận động viên nhảy cầu và bạn trai Qin Kai, một vận động viên lặn. Sau khi He Zi giành huy chương bạc ở nội dung cầu mềm 3m nữ, Qin Kai đã bước ra từ hàng ghế khán giả, quỳ xuống, tay nâng chiếc nhẫn và nói lời cầu hôn với cô. Sau một khoảng thời gian im lặng vì bất ngờ, nữ vận động viên nhảy cầu đã bật khóc vì hạnh phúc và gật đầu đồng ý.
Màn cầu hôn của VĐV lặn Qin Kai với bạn gái He Zi đã vấp phải không ít chỉ trích của người dùng Weibo |
Dean Burnett, nhà thần kinh học, tác giả cuốn sách "The Idiot Brain", trong bài viết mang tựa đề "Lời cầu hôn công khai: Sự lãng mạn thực sự hay sự ép buộc?" trên tờ Guardian, đã phân tích về cơ chế tác động của áp lực đám đông đến tâm lý người trong cuộc. Ông cho rằng, ở góc độ tâm lý, con người thường muốn tránh sự phán xét của người khác. Trước áp lực đám đông và vô số thứ khác, người ta có xu hướng đi ngược lại với niềm tin và bản năng của mình. Trong những trường hợp nêu trên, câu hỏi "Em sẽ lấy anh chứ?" có thể hiểu ngầm là "Liệu em có từ chối kết hôn với tôi, một người rất quan tâm đến em, ít nhất là dưới cái nhìn của mọi người và sẵn sàng đối mặt với những phán xét của những người lạ vốn không hiểu nhiều về em?"
Đống quan điểm trên, tác giả Sunny Singh (ở Anh) lo ngại, việc cầu hôn công khai tại những sự kiện thể thao lớn như Olympic, vào thời điểm đòi hỏi phải dốc sức, dành toàn tâm, toàn ý cho thi đấu, có thể ảnh hưởng đến thành tích của các vận động viên.
Ở phía ủng hộ, Gurpreet Singh, một cố vấn của Tổ chức từ thiện Relate (có trụ sở tại Anh), cho rằng việc cầu hôn công khai tại Thế vận hội là tốt nếu người trong cuộc có sự bàn bạc từ trước và quan trọng là họ mong muốn điều đó.
“Tôi tin rằng, công chúng vẫn công nhận và ngưỡng mộ những thành tích của các nhà vô địch, dù là nam hay nữ. Điều này không bị giảm đi bởi những tuyên bố về việc kết hôn hay cầu hôn. Điều quan trọng là thời điểm của tuyên bố đó và thành tích của các vận động viên”, Tiến sĩ Tansin Benn, thành viên Hiệp hội Quốc tế về Giáo dục thể chất và thể thao đối với trẻ em gái và phụ nữ cho biết.